CÔNG TY DU LỊCH FIDITOUR
Chi nhánh Đà Nẵng: 47B Lê Duẩn
Tel: 0511 3704 756

THÁI LAN (6N)

Ngày khởi hành: Theo yêu cầu - Điện thoại hỗ trợ: Ms Mai: 0511 3 704 756 - 0915 704 756

ĐÀ NẴNG - VINH - HA LONG - MỘC CHÂU - HÀ NỘI (7N)

Ngày khởi hành: Theo yêu cầu - Điện thoại hỗ trợ: 0511 3 704 756 - 0915 704 756 (Ms Mai)

ĐÀ NẴNG - NHA TRANG - ĐÀ LẠT - MỸ THO (7N)

Ngày khởi hành: Theo yêu cầu - Điện thoại hỗ trợ: 0511 3 704 756 - 0915 704 756 (Ms Mai)

SEOUL - CHEJU (5N-T4)

Ngày khởi hành: 29/4 - Điện thoại hỗ trợ: Ms. Mai: 0511 3 704 756 - 0915 704 756

ĐÀ NẴNG - HỘI AN - HUẾ - ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG - BÀ NÀ ...

Ngày khởi hành: 30/5; 27/6; 25/7 - Điện thoại hỗ trợ: 0511 3 704 756 - 0915 704 756 (Ms Mai)

Kỷ niệm về quê Bác

Nam Đàn - Khu di tích Kim Liên - là nơi tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện qua các di tích lưu niệm về Người.

Mái Đình
Mái đình.
Nhà Ngang ở quê Bác Hồ
Nhà Ngang ở quê Bác.
Lối vào nhà
Lối vào nhà.
Nhà Bác Hồ ở Nghệ An
Nhà Bác Hồ ở Nghệ An.
Giếng Nước
Giếng nước.
Toàn cảnh khu nhà tưởng niệm của Bác ở Nghệ An
Toàn cảnh khu nhà tưởng niệm của Bác ở Nghệ An.

Ông bí thư chân quê ở phố cổ Hội An

Tự cho mình đặc sệt "người nhà quê", suốt 30 năm qua ông Nguyễn Sự gắn đời mình với Hội An, quyết gìn giữ hồn phố cổ. Nhiều quyết sách "lạ" của ông đã mang đến thành công bất ngờ.

Sinh ra và lớn lên ở Hội An, ngay từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Sự đã sớm chịu cảnh nhọc nhằn. Một buổi cắp sách đến trường, một buổi Sự đỡ đần cha mẹ trên cánh đồng ngập phèn chua xứ Cẩm Thanh. Hơn ai hết người đàn ông sinh năm 1957 cảm thấu sâu sắc cái tình, cái nghĩa của bà con nông dân quê ưu ái giành cho mình.
Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sư bình dị mặc áo bull, đội mũ vải say sưa vào vai hướng dẫn viên cho khách du lịch tham quan đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Trí Tín
Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự mặc áo thun, đội mũ vải say sưa vào vai hướng dẫn viên cho khách du lịch tham quan đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Trí Tín.
Tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm Toán Lý, Nguyễn Sự ra trường về làm giáo viên tại trường cấp II xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dạy học chưa được một năm thì chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, Nguyễn Sự đăng ký đi bộ đội, lăn lộn ở chiến trường Campuchia gần 3 năm. Năm 1980, người lính quay về quê hương mang theo bầu nhiệt huyết tuổi trẻ, cá tính quyết liệt và trải qua nhiều công việc từ cán bộ đoàn, chủ tịch xã, trưởng phòng tài chính. Ông Sự có hai nhiệm kỳ Chủ tịch UBND Thị xã Hội An và đến nay là nhiệm kỳ thứ hai đảm nhiệm Bí thư Thành ủy Hội An.
Giữa xu hướng đô thị hóa, trong khi một số địa phương biến ruộng lúa thành đô thị thì ở Hội An, ông Sự quyết giữ không gian làng quê yên bình, làm du lịch từ nền nông nghiệp, tạo nét quyến rũ riêng cho phố cổ thu hút khách du lịch.
"Quyết sách của tôi là giúp người dân có thu nhập một cách văn hóa. Đến với Hội An du khách trong nước và quốc tế không chỉ lắng lòng sống chậm trong không gian phố cổ, mà làm sao để lại ấn tượng về hồn bình dị, mến khách", Bí thư Thành ủy Hội An bộc bạch.
Ông áp dụng chính sách giao thêm đất, hỗ trợ tiền trồng rau, làm gốm. Đến nay, Hội An đã phục hồi được làng rau Trà Quế, gốm Thanh Hà... hấp dẫn du khách quốc tế. Nhiều tour du lịch độc đáo mở ra như về làng rau Trà Quế làm nông dân, đến Thanh Hà làm gốm, tạo thích thú cho du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Trần Văn Trà, một nông dân ở làng rau Trà Quế cho biết: "Từ ngày làng rau được phục hồi, nhiều gia đình xây biệt thự, thu nhập cao. Ông Sự có công trong chuyện này rất lớn, dân làng rau Trà Quế đều ghi nhận".
Bí thư Sự ao ước:
Bí thư Sự ao ước: "Mỗi người dân Hội An sẽ trở thành sứ giả văn hóa giới thiệu hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến với bạn bè quốc tế". Ảnh: Trí Tín.
Suốt nhiều năm đảm trách cương vị lãnh đạo, lúc nào ông Sự cũng trăn trở làm sao giữ được "nếp nhà" của Hội An, vừa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vừa duy trì được nét văn hóa độc đáo, riêng biệt cho mảnh đất này. Ông ao ước, mỗi người nông dân Hội An trở thành một "sứ giả văn hóa" thông qua con đường kinh tế du lịch, biết giữ cho môi trường sạch hơn.
Theo ông Sự, điều tạo nên Hội An đặc sắc không chỉ ở vấn đề di tích, kiến trúc cổ xưa mà chính là người dân. Họ vừa dân dã, quê mùa, bình dị nhưng lại rất sang trọng, quý phái. Chính điều ấy tạo nên hồn người Hội An gần gũi mà rất đỗi văn minh.
Đi khắp các ngõ phố, làng quê vùng ven ở Hội An, đi đến đâu hỏi người dân về ông Nguyễn Sự, ai cũng gật gù, tỏ lòng quý trọng. Ông Nguyễn Văn Lý ở đường Trần Phú, TP Hội An nhớ lại: "Mấy năm trước, nghe ông Sự ra lệnh cấm xe cộ vào phố, vào đêm rằm thì phải tắt điện, dân chúng tôi phản đối vì cho rằng doanh thu buôn bán sẽ giảm. Những năm gần đây chúng tôi mới vỡ lẽ, phố đi bộ và đêm rằm phố cổ đã tạo sức hấp dẫn, cuốn hút khách du lịch nườm nợp, mang lại thu nhập khá cao cho người dân phố hội".
* Ảnh: Đêm phố cổ Hội An
Kể về chuyện này, ông bí thư bảo rằng còn nhớ như in tình cờ vào một đêm rằm khoảng năm 1998, bỗng dưng phố cổ lung linh, huyền hoặc dưới ánh trăng đẹp lạ thường. Ông nảy ra ý định tạo những đêm trăng rằm đặc biệt trên phố cổ Hội An. Quyết là làm, ông bắt đầu triển khai thí điểm tắt điện vào đêm rằm phố cổ. Những ngày đầu người dân phản ứng dữ dội, đến lần thứ tư thì bắt đầu ủng hộ. Nhờ thế doanh thu du lịch Hội An tăng vọt theo từng năm, đến nay trung bình lên 40 tỷ đồng mỗi năm.
Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự trò chuyện cùng các bạn trẻ đến từ Hà Nội về bí quyết gìn giữ môi trường, thu hút khách du lịch đến đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Trí Tín
Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự trò chuyện cùng các bạn trẻ đến từ Hà Nội về bí quyết gìn giữ môi trường, thu hút khách du lịch đến đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Trí Tín.
Nói về vị Bí thư chân quê này, Nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận: “Nếu không có Nguyễn Sự sẽ chẳng giữ được Hội An. Nguyễn Sự là tập trung tinh túy của người Hội An: trí tuệ, năng nổ nhưng thật bình dị, chân thật. Sở dĩ ông làm được nhiều điều cho phố cổ vì được dân thương. Quan chức ít ai giống anh, liêm khiết, thương dân, biết văn hóa bao giờ cũng mong manh, luôn lo lắng, suy nghĩ, gìn giữ, không chủ quan”.
Với nhiều đóng góp mang dấu ấn cá nhân suốt nhiều năm qua trong công cuộc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới Hội An, ngày 24/3, Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự được vinh danh, trao giải thưởng " Văn hóa Phan Chu Trinh" tại Hà Nội.
Năm 2005, Nguyễn Sự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vì đã có nhiều thành tích trong việc giữ gìn và bảo tồn Hội An. Những nỗ lực của ông đã được ghi nhận. UNESCO quyết định công nhận Hội An là di sản văn hóa thế giới vào tháng 12/1999 và sau đó là giải thưởng về trùng tu, bảo tồn di tích của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh được Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh trao hằng năm cho các cá nhân có cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu văn hóa, Việt Nam học và dịch thuật. Giải thưởng được trao lần đầu tiên vào năm 2007, từ năm 2010 trở đi được trao vào ngày 24/3 hằng năm, đúng vào ngày giỗ của Phan Châu Trinh.
Trí Tín (VnExpress)

4 cách giữ tiền an toàn khi du lịch


Dùng thẻ ATM hay các loại thẻ thanh toán quốc tế

Dễ dàng, tiện lợi,.. đó chính là lý do tại sao hầu như mọi khách du lịch đều mang theo mình ít nhất một loại thẻ nào đó có chức năng giữ tiền.

Nếu đi du lịch trong nước thì các loại thẻ ATM của các ngân hàng trong nước là đủ. Các ngân hàng hiện nay đều có chi nhánh ở khắp các tỉnh thành phố trong cả nước, đặc biệt là các điểm du lịch nổi tiếng cho nên việc tìm một máy ATM để rút tiền hay một máy POS để thanh toán không phải là việc khó khăn. Đó là còn chưa kể đến việc các ngân hàng trong nước đều có sự liên kết, dù bạn làm thẻ ATM ở ngân hàng này nhưng vẫn có thể rút tiền từ máy ATM của ngân hàng kia.

Nếu đi du lịch nước ngoài bạn có thể sử dụng các thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Master Card, American Express… Các loại thẻ này hiện nay đều đã rất phổ biến trên thế giới. Bạn có thể rút tiền, mua sắm,… tại bất cứ đâu chấp nhận nó. Ngoài ra, một số loại thẻ ghi nợ còn cho phép bạn vay ít tiền nếu bạn đã tiêu hết số tiền của mình trong tài khoản nữa chứ. Các ngân hàng tại Việt Nam đều có dịch vụ làm các thẻ này.

Nhược điểm của việc sử dụng các loại thẻ này là một số điểm du lịch mới hay lạ chưa có máy ATM hoặc chưa chấp nhận thanh toán các loại thẻ này.

Lưu ý: khi đi du lịch đến một điểm du lịch, việc tìm hiểu các ngân hàng, địa điểm đặt máy ATM tại địa phương đó cũng rất quan trọng.

Ảnh Visa
Bảo hiểm du lịch

Dù sửa soạn kỹ lưỡng đến đâu bạn cũng có thể trở thành đối tượng của những tên trộm. Cách an toàn cho bạn và tài sản của bạn là bạn nhờ đến dịch vụ bảo hiểm, có thể bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền để mua sự an toàn nhưng cũng đáng đó chứ. Thử nghĩ đến tình huống bạn không còn một xu dính túi trong khi bạn đang ở một nơi xa lạ, đó là chưa nói đến trường hợp bạn bị tấn công… Vì vậy bạn nên mua bảo hiểm cho mình lẫn tài sản của mình khi đi du lịch.

Sử dụng các túi đựng tiền

Cách tốt nhất để giữ tiền là luôn giữ nó bên bạn. Nếu bạn thấy ví của bạn dùng hàng ngày không đủ an toàn thì bạn có thể sử dụng thắt lưng đựng tiền, túi đựng tiền đeo quanh bụng (dấu trong áo) hay ví đeo cổ (được áo che phủ nên người ngoài khó nhìn thấy, mà có thấy cũng khó lấy được - rất nhiều khách du lich sử dụng túi loại này). Với các loại dụng cụ này, bạn vừa có thể giữ tiền bên mình một cách an toàn lại vừa có thể tự do trong sinh hoạt, kẻ gian cũng khó mà lấy được tiền của bạn.

Lưu ý: Bạn nên để tiền làm sao cho an toàn nhưng cũng phải dễ dàng cho bạn khi lấy ra sử dụng nữa.

Ngoài các loại vật dụng giữ tiền nói trên, hiện nay trên thị trường còn bày bán một số vật dụng khác cũng có chức năng tương tự như: giầy có ngăn chứa tiền, túi đựng tiền đeo trước bụng…. tuy nhiên những vật dụng này ít phổ biến.

Một số khách du lich còn tự chế ra những dụng cụ giữ tiền rất hay khác như: vớ tất đựng tiền, áo có ngăn chứa tiền…

Nhờ khách sạn giữ tiền
Khi đến một thành phố du lịch, nếu muốn đi dạo phố bạn khó có thể mang hết tất cả số tiền mà bạn có theo người mà chỉ có thể mang theo một ít tiền để sử dụng mà thôi. Vậy giữ tiền bằng cách nào cho an toàn?

Bạn nên gửi tiền (và cả những vật dụng có giá trị khác nữa) cho tiếp tân của khách sạn, khi gửi những đồ đạc này bạn nhớ nhắc tiếp tân khách sạn niêm phong đồ của bạn lại và viết cho bạn một biên lai ghi nhận việc gửi đồ. Trường hợp bạn để tiền và các đồ có giá trị khác trong khách sạn mà xảy ra mất mát thì khách sạn sẽ không chịu trách nhiệm, nếu họ có can thiệp để tìm lại đồ cho bạn thì cũng mất nhiều thời gian của bạn (nên nhớ là bạn đang đi du lịch và việc này có thể ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn). Nếu gửi đồ ở tiếp tân mà xảy ra tình trạng mất đồ thì khách sạn sẽ bồi hoàn cho bạn.

Một số khách sạn có trang bị trong phòng tủ đựng các vật dụng cá nhân cho khách du lich (khách du lich tự giữ chìa khóa tủ), bạn nên xem độ an toàn của nó trước khi quyết định sử dụng hay không.

Thành Phố Bangkok Thái Lan

Bangkok nằm ở phía nam Thái Lan, cách vịnh Bangkok chừng 20 km. Diện tích thành phố là 1.568 km2 tính cả ngoại thành, với dân số 5.500.000 người. Dòng sông Mekong mà người Thái gọi là “Sông Mẹ” từ từ chảy qua phía tây thành phố, chia thành nhiều nhánh khiến Bangkok nhằng nhịt sông ngòi, địa thế trũng thấp, từng bị gọi là “Biển bùn”. Người dân Bangkok đào nhiều hào, bắc cầu như những dải lụa băng qua sông. Nhiều người Bangkok cất nhà bằng gỗ và lá dừa dọc theo sông rạch. Sóng lượn nhấp nhô, thuyền ghe đu đưa theo sóng, nhà sàn hai bên bờ sông in hình xuống mặt nước lung linh bồng bềnh, trông đẹp như tranh, hiện rõ hình ảnh một thành phố trên mặt nước. Vì thế, Bangkok được mệnh danh là “Thành phố Venice của phương Đông”.

Đường sông, kênh rạch uốn lượn quanh tạo nên phố phường ngõ hẻm. Ghe xuồng, thuyền máy thay thế cho xe cộ. Hằng ngày, ở sông lớn hay kênh rạch nhỏ đều có ghe xuồng nườm nượp ngược xuôi như mắc cửi. Những chiếc ghe lườn độc mộc thon dài như lá liễu chở đầy rau quả, đồ gia dụng… chèo dọc theo kênh rạch rao bán hàng. Những người mua hàng với xuống mũi thuyền chọn những thứ mình cần mua, hình thành những điểm bán hàng lưu động nối tiếp nhau không dứt. Nhiều tiệm bán hàng cất nhô ra bờ sông cũng tranh nhau mọc lên buôn bán. Ánh nắng mặt trời lấp lánh chiếu xuống lung linh, tiếng mái chèo khua nước, tiếng rao hàng lanh lảnh hoà tan trên dòng sông và lan toả hai bên bờ sông, tạo cảnh đẹp của buổi chợ trên sông huyên náo. Hàng năm, đến ngày 15/12 theo lịch Thái (tức khoảng giữa tháng 11 dương lịch) là đêm rằm, trăng tròn vành vạnh. Vầng trăng sáng lơ lửng treo trên cao, chiếu ánh sáng mát dịu xuống người dân cầm đèn lồng chơi trăng. Từ khắp mọi nơi, họ đổ ra sông và kênh rạch để mừng ngày lễ truyền thống thả đèn trên sông. Người ta làm lồng đèn bằng lá chuối rồi cắm nó lên thân cây chuối đã được chặt ra, kết thành bè. Họ còn làm lồng đèn hình con chim, hình chiếc thuyền bằng vỏ dừa nhuộm màu và kết thêm giấy bạc kim tuyến. Hoặc người ta làm lồng đèn hình hoa sen bằng giấy… Khi thả đèn, trước tiên họ nhìn vào mặt nước, quỳ xuống, chắp tay vái, sau đó thả đèn xuống nước, chăm chú đưa mắt theo dõi chiếc đèn trôi sông đã đem phúc về và mang đi mọi điều bất hạnh hay tai hoạ.
 
 
Những năm gần đây, lễ thả đèn trên sông còn mang nhiều nét mới. Đêm lễ thả đèn, khi bóng đêm buông xuống, từng đôi trai gái cầm những chiếc đèn lồng thật đẹp ra bờ sông. Họ đốt nến trong lồng đèn, cung kính giơ cao chiếc đèn rồi từ từ đặt xuống mặt nước. Các đôi uyên ương kề vai nhau và quỳ xuống, chắp tay khấn vái cầu mong thần sông phù hộ họ sau khi cưới sẽ sống hoà thuận, hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Trăm nghìn ngọn đèn thả trên mặt nước, chiếu sáng hàng hàng lớp lớp người đứng dọc hai bên bờ sông. Cùng ngày này còn tổ chức nhiều cuộc vui văn nghệ như thi thả đèn, thi hát chèo thuyền… Ngày lễ chèo thuyền diễn ra êm đẹp như một giấc mơ, càng tạo thêm cho Bangkok sức hấp dẫn của một “Thành phố nước”.

Bangkok còn là một thành phố bao trùm màu sắc thần bí. Tên gọi của thành phố này cũng chứa đựng tính thần bí và thú vị đó. Năm 1782, vua Thái là Rama I đặt cho thành phố một tên gọi dài theo tiếng Bali là ngôn ngữ thường dùng khi chép kinh Phật, ghép rất nhiều tên gọi đẹp vào tên kinh đô mới. Đó là “Thành phố thần tiên, thành phố vĩ đại, nơi ở của Phật ngọc, thành phố bất diệt, kinh đô to lớn trên đời được tặng 9 viên kim cương, thành phố hạnh phúc”. Theo phong tục của nhiều nước phương Đông, tên gọi càng dài thì càng cao quý và sang trọng nên vua Rama mới đặt cái tên này cho kinh đô. Thường ngày, người ta không thể gọi cái tên dài như vậy nên chỉ gọi một từ đầu tiên là “Kungdeb” có nghĩa là “kinh đô tiên”. Tên gọi Bangkok là do người phương Tây phiên âm ra.

Bangkok thần bí thường do đường phố, ngõ hẻm của nội thành. Đâu đâu cũng có thể thấy đền chùa miếu mạo, vì thế Bangkok còn được gọi là “Kinh đô của chùa Phật”. Nước Thái còn có tên gọi là “Nước Phật áo vàng” với 95% dân số theo đạo Phật. Nam giới, từ vua cho đến thứ dân, ai cũng phải một lần trong đời xuống tóc đi tu làm tăng sư. Thời gian xuống tóc vào chùa nếu ngắn là ba tháng, dài là cả đời. Phật giáo đã hoà sâu vào đời sống văn hoá - xã hội Thái. Mỗi buổi sáng sớm, trong tiếng chuông tụng kinh của chùa, họ đi hành khất hoá kiếp. Người đi đường cùng người bái lễ, dâng lên tăng sư nhiều thức ăn ngon. Cuối ngày, hoàng hôn buông xuống là lúc các chùa vọng ra tiếng tụng kinh theo âm tiếng Phạn, hòa cùng tiếng chuông mõ trầm đều, ngân nga, tạo nên một thế giới Phật đường trang nghiêm và từ bi. Toàn thành phố Bangkok có hơn 400 ngôi đền chùa, kiến trúc đẹp và lộng lẫy. Trong đó, Ngọc Phật Tự, Kim Phật Tự và Ngoạ Phật Tự được coi là quốc bảo của Thái Lan. Ngoài ra, còn có nhiều chùa khác như chùa A Lông, chùa Đại Lý, chùa Vân Thạch, chùa Tam Bảo Công… đều rất nổi tiếng ở Bangkok.
 
 
Ngọc Phật Tự là ngôi chùa lớn nhất Bangkok, còn có tên là Hộ Quốc Tự, do các khu kiến trúc hợp lại: Diện Phật Ngọc, Tháp Xương Phật, Gác Tàng Kinh, Tháp Vàng…, là một bộ phận của Đại Vương cung. Trong chùa có rất nhiều tượng Phật và điện thờ. Đây là nơi tập trung những nét ưu tú nhất về kiến trúc chùa Phật ở Thái Lan, trong đó, điện Phật Ngọc là điện lớn nhất, trang nghiêm, linh thiêng, bao trùm bầu không khí tôn giáo. Bên ngoài điện có tượng vị thần giữ cửa cao to hơn người thật. Trên tường, dọc theo hành lang là những bức tranh liên hoàn khổ lớn, nhiều màu sắc, miên tả những câu chuyện truyền thuyết thần thoại của Thái Lan. Trên bệ Phật làm bằng vàng là bàn thờ Phật Ngọc tạc bằng một tảng bích ngọc nguyên khối, cao 66 cm. Người ta cho rằng, bức tượng Phật Ngọc quý giá nhất nước này được tìm thấy khi một bức tượng Phật bằng thạch cao bị nứt ra, ở miền Bắc Thái Lan. Ngày nay, tượng Phật Ngọc trở thành biểu tượng tối cao của nhà vua Thái Lan. Mỗi năm, vào ba mùa nắng, mưa và mát, vua Thái đều thân chinh đến thay chiếc áo kết bằng nhiều sợi vàng khoác trên mình Phật Ngọc để cầu Phật phù hộ quốc thái dân an. Tháng 5 hàng năm, trước ngày ra đồng làm lễ vụ lúa xuân, nhà vua còn đến đây làm lễ theo nghi thức tôn giáo, cầu khấn được mùa.
 
Còn rất nhiều di tích và thắng cảnh khác ở thủ đô Bangkok. Đại Vương cung cũng là một kiệt tác về kiến trúc nổi tiếng gần xa. Vương cung nằm bên bờ phía đông sông Mekong, xây cất từ năm 1782, từng là cung điện của hoàng gia nên được gọi là Cố cung. Đây là một quần thể kiến trúc lớn, nằm trên diện tích 220.000 m2, được bao bọc bằng một bức tường màu trắng dài gần 2 km, cao 5 m, có tháp canh ở hai góc đông và tây. Đại Vương cung bao gồm ba toà cung điện và một ngôi chùa. Toàn bộ kiến trúc này được sơn màu trắng, hoàn toàn theo phong cách kiến trúc Xiêm La. Hầu như mọi cung điện đều là những kiến trúc cổ xây theo kiểu tháp Phật hoặc theo hình dáng chiếc mũ của nhà vua. Đỉnh tháp nhọn hoặc dựng thẳng lên không trung, ngói lưu ly xanh đỏ chen nhau xếp lớp như vảy cá, lấp lánh rực rỡ. Cung điện lớn nhất của Đại Vương cung là cung Chachi, kiến trúc pha lẫn giữa Thái và phương Tây. Đây vốn là nơi ở và thiết triều của nhà vua, nay là nơi trình quốc thư của đại sứ các nước. Bên phải cung Chachi là cung Lushi và đối diện Lushi và cung Amalin mang rõ phong cách kiến trúc đền chùa.

Ngoại thành Bangkok còn nhiều công viên, thành quách cổ xưa, tháp vàng, khu nuôi cá sấu… thu hút đông đảo du khách đến xem. Hàng năm, Bangkok đón khoảng 1, 5 triệu du khách nước ngoài đến thăm quan, trở thành một trong những thành phố có ngành du lịch phát đạt nhất châu Á.
(Nguồn: Cuu Long Tour)

Đến Nha Trang ăn gì?

dac san nha trang 150x132 Đến Nha Trang ăn gì?Đặc sản Nha Trang: Cám món ăn ngon, đặc sản Nha trang có thể kể đến như: Chả cá tươi, bánh canh chả cá, bún sứa, gỏi cá Mai …
Chả cá tươi Nha Trang: nổi tiếng ngon vì làm từ cá tươi. Miếng chả cá chiên vàng, thơm phức khiến khách ăn rồi vẫn thèm. Khi làm chả, người ta thường dùng cá mối, cá thu, cá thởn, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ… nhưng ngon nhất là chả cá nhồng hương, giờ rất hiếm. Chả cá thường hấp hay chiên (chiên thơm hơn nhưng hấp lại ngọt). Dù chiên hay hấp, chả luôn có đặc trưng là dai, mềm và ngọt vị cá, càng đậm đà hơn nếu chấm một chút nước mắm ớt tỏi đặc.
Bánh canh chả cá Nha Trang: là món ăn đặc sản mà khách đến vùng biển này phải tìm ăn bằng được. Chả cá Nha Trang nổi tiếng ngon do làm từ cá tươi, từng đĩa chả cá chiên vàng, được bày trên bàn các hàng bánh canh, bún cá buổi chiều rất hấp dẫn.
Gỏi cá Mai Nha Trang: chủ yếu làm từ cá Mai, loại cá biển rất sẵn của vùng biển Nha Trang. Cá để làm gỏi phải thật tươi, thậm chí vài phút trước khi ăn vẫn đang bơi lội trong nước. Hơn thế, các loại gia giảm, rau sống ăn kèm cũng được lựa chọn công phu, cầu kỳ. Ngoài các loại rau thơm thông thường như húng quế, mùi, tía tô, rau răm, nhất thiết phải có một số loại rau, củ đặc biệt như đinh lăng, diếp cá, đọt sung, búp dâu, củ riềng, chuối xanh, đọt xoài… Các loại rau củ ăn kèm này có tác dụng khử mùi tanh của cá, làm ấm bụng, tiêu thực và giải độc rất tốt. Do đó, tuy ăn thịt cá sống đấy nhưng bạn sẽ không cảm thấy mùi tanh mà ngược lại sẽ có một hương vị ngon miệng khó quên.Theo đông y, gỏi cá là món ăn mát, bổ, an thần, tạo cảm giác sảng khoái, nhẹ nhàng cho thực khách.
Bún sứa Nha Trang: Đến với Nha Trang, nếu các bạn bỏ qua món bún sứa, xem như chưa biết hết biển Nha Trang. Không chỉ người từng sống ở Nha Trang, mà khách đến biển cũng không thể nào cưỡng lại sức hấp dẫn của tô bún sứa.

Đến Quy Nhơn ăn gì?

dac san quy nhon 150x150 Đến Quy Nhơn ăn gì?Đặc sản Quy Nhơn, Bình Định có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng gần xa như: bánh tráng nước dừa, nem chua, bánh ít lá gai…

Bánh tráng nước dừa

Cây dừa là sản phẩm được thiên nhiên ưu đãi cho Bình Định. Tinh túy của dừa là phần dầu ổn tàng trong cơm dừa. Ngoài việc lấy dầu, người địa phương còn dùng để làm bánh tráng nước dừa. Đây là đặc sản của cánh Bắc Bình Định. Từ Tam Quan đến Phù Mỹ dọc theo quốc lộ 1 đều có bán nhan nhản.
Chiều xuống họ thu bánh chồng lên nhau và dùng gỗ nặng đè lên trên cho bánh phẳng, cứ mười hai cái, lấy dây chuối cột lại và đem đi tiêu thụ. Bánh hình tròn rất đẹp, mười bánh cũng dày chỉ hai phân.
Có lẽ chỉ có bánh tráng nước dừa là mang nhiều sắc thái Bình Định nhất – nó mang tính đạm bạc, thơm ngon và hiếu khách.
Mắm ruột cá ngừ Quy Nhơn
Mắm có vị đậm, thơm, ngọt vừa giống vừa khác với hương vị của mắm cái chính hiệu, chan, ăn với cơm nóng, bún, bánh hỏi, bánh cuốn rất ngon. Đây là đặc sản của vùng Quy Nhơn.
Cách làm mắm ruột cá ngừ cũng khá đơn giản. Quan trọng là người làm mắm phải mua, chọn cá cho thật tươi. Cá càng tươi, càng to thì mắm càng ngon, càng lắng đọng nhiều dư vị. Đương nhiên, khối lượng ruột cá mỗi lần dầm mắm chí ít cũng phải được 1 kg trở lên.
Nước mắm này có vị đậm, thơm, ngọt vừa giống vừa khác với hương vị của mắm cái chính hiệu. Dùng chan, ăn với cơm nóng, bún, bánh hỏi, bánh cuốn thì ngon miệng phải biết. Mắm ruột cá ngừ có nét giống như những món muối chua là không thể giữ được lâu phải ăn hết, không cho phép để thừa.
Bánh ít lá gai

“Muốn ăn bánh ít lá gai,
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi..”
Nguyên liệu làm bánh ít lá gai lại rất dễ tìm ở vùng quê Bình Định. Hái một ít lá gai – loại cây được trồng thành rào hoặc từng khóm cạnh bờ ao – luộc chín, giã nhuyễn, cho thêm bột nếp tươi đã vắt ráo nước và đường cát vào giã, trộn đều là xong phần bột bánh. Phần nhân, ngoài đậu xanh và đường phải có dừa khô nạo cơm mới đúng “gu”. Đường đem thắng cho mất mùi, cho đậu xanh đãi vỏ, luộc chín và cơm dừa nạo vào xào đến khi vừa khô, vo viên được là vừa. Nhớ cho thêm nước muối và gừng để nhân có thêm mùi thơm và ngọt dịu.
Ngắt cục bột lá gai cỡ bằng quả trứng gà đè bẹp trong lòng bàn tay, đặt viên nhân đã vo tròn cỡ bằng quả trứng cút vào giữa, bọc lại, vê tròn, xong đem hấp hơi cho bánh chín. Thế là xong phần chế biến, bây giờ chỉ còn làm đẹp cho bánh nữa thôi.
Lá chuối non đã hong qua nắng hay hơ qua lửa cho bớt dòn, cắt thành từng miếng tròn đường kính cỡ gang tay. Xấp hai miếng thành một, cuộn thành hình phễu, cho viên bánh đã được thoa qua lớp dầu phụng chín vào giữa. Xếp lá thành một hình chóp nhọn sao cho các cạnh vuông vắn, cân đối y như một kim tự tháp vậy. Sau đó đem hấp sơ qua cho các nếp gấp “chết ” hẳn khỏi bung, đừng hấp lâu là mất màu xanh mà lại mềm nhũn không đẹp. Vậy là chiếc bánh ít lá gai, đặc sản của Bình Định đã hoàn thành.
Cầm chiếc “kim tự tháp” xanh tươi, bóc lớp lá, cắn một miếng, ngậm mà nghe chút đắng dịu dàng của lá, chút dẻo của nếp, chút bùi của đậu, chút ngọt của đường, chút béo của dừa hoà với mùi lá gai thơm lừng.

Nem chợ Huyện
Nhiều nơi có nem, nhưng theo tôi ngon nhất vẫn là NEM CHỢ HUYỆN (Phước Lộc – Tuy Phước – Bình Định). Đến một trong những quán nem của nhà họ Trần ở Phước Lộc, không cần nói gì cô hàng đã dọn lên vài chục nem chua gói bằng lá chuối, cột bằng dây chuối vuông vức xâu từng chục một. Lột bỏ hai cuộn lá chuối bên ngoài, rồi đến lớp lá ổi bên trong, ruột nem hồng hồng hiện ra xinh xắn đã thấy nước miếng tứa ra chân răng. Cầm chiếc nem chấm vào chén xì dầu, cắn một miếng cùng một tép tỏi tận hưởng cái cảm giác giòn giòn, vừa thơm, vừa nồng. Ai thích cay thì cắn thêm lát ớt, càng thêm nồng nàn.
Nem Chợ Huyện không chỉ được ưa thích đối với người dân Bình Định mà còn là món khoái khẩu của dân tứ xứ, thậm chí còn “vượt biên” đến Tây, Tàu nữa. Một chủ quán ở Phước Long cho chúng tôi biết mấy cái Tết vừa qua Việt kiều về thăm quê đặt làm hàng ngàn chiếc mạng đi. Nem chua để sẵn, khách đến mang ra lột nhấm nháp thật không gì tiện và thú vị bằng.

Cao lầu – đặc sản Hội An

cao lau 300x200 Cao lầu   đặc sản Hội AnCao lầu, món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An. Mới nhìn cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải mì . Cao lầu có sợi hình chữ nhật, to chứ không nhuyễn như bún, như phở. Nhiều người cho rằng món này của người Hoa, nhưng Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. Còn người Nhật thì cho rằng nó giống mỳ udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến. Cho đến nay, món cao lầu vẫn còn đang được tranh luận về xuất xứ. Nhưng dù có nguồn gốc từ đâu, người dân Hội An vẫn giữ gìn, tiếp biến có chọn lọc để cao lầu trở thành một nét rất riêng trong văn hóa ẩm thực nơi đây.
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16 km, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.
Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt.
Cao lầu được bày trí đẹp mắt với màu vàng của sợi mì, màu hồng của tôm, thịt xá xíu, màu xanh của rau. Khi thưởng thức cao lầu phải trộn thật đều cho thấm gia vị. Điều đặc biệt nữa của cao lầu là món ăn không có nước dùng, chỉ có hai, ba thìa nước sốt nên giữ được hương vị béo ngậy, đậm đà. Khi ăn, cao lầu có cảm giác sựt sựt của sợi mì, hương thơm của mắm, nước tương và ngầy ngậy của tép mỡ hòa cùng vị thơm ngọt của tôm, thịt xá xíu, đủ mùi vị cay, đắng, chát của rau sống. Ngày nay, khi tới  với Hội An, tuyệt vời nhất là được ngồi trên lầu cao mà thưởng thức cái không gian của phố cổ như hội tụ trong bát cao lầu độc đáo.

Bò tái cầu Mống

bo tai cau mong 300x225 Bò tái cầu MốngBò tái cầu Mống là món ăn đặc biệt ngon và khá quen thuộc với hầu hết các khách sành ăn mỗi khi có dịp về Quảng Nam và Đà Nẵng. Cầu Mống là một địa danh ở bên quốc lộ 1A, cách Đà Nẵng 15km, thuộc địa phận xã Điện Phương, Huyện Điện Bàn nơi đây có rất nhiều quán ăn phục vụ món bê thui ngon nổi tiếng mang đậm hương vị xứ Quảng.
Bò tái ở đây được chế biến từ những con bò nuôi ở vùng đất Gò Nổi. Thổ nhưỡng, khí hậu khiến những con bò được nuôi ở đây có thịt rất thơm ngon, ngọt bùi. Sau khi làm thịt bò, để có món bò tái đứng kiểu, người ta nhét các loại lá thơm như lá chanh, lá bưởi, sả, ổi… vào bụng con bò rồi mang đi thui.
Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền. Chính điều đó tạo nên hương vi ẩm thực bản sắc địa phương. Khi thui ra, phải đảm bảo miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, nhưng giòn mềm vừa phải.

Bê thui ngon hay không phụ thuộc vào mắm và rau sống ăn kèm. Nước chấm đúng điệu thì phải mua mắm nêm cá cơm, cá nục nguyên chất từ các làng chài của Cửa Đại, gạn ép xác, lọc lấy nước rồi chế biến, cho ớt, tỏi giã nhuyễn, ít gừng, mè rang vào, sau đó trộn đều. Rau sống thì nhiều thứ. Chẳng hạn như bắp chuối chát non thì phải xắt thật nhỏ, trộn lẫn với cải non vừa nhú 2 lá, giá đỗ xanh, rau đắng, rau quế, thêm chuối sứ, khế chua thái lát. Trái chuối sứ phải không non lắm mà cũng không già lắm mới đúng điệu .Sự kết hợp mùi vị như thế làm cho thực khách có thể cảm nhận được đủ các mùi vị: chát, ngọt, chua xen lẫn mùi hăng nhẹ, đăng đắng. Bánh tráng cuốn phải là bánh tráng của làng Phú Chiêm (miền Bắc gọi là bánh đa). Làng Phú Chiêm nay là Triêm Đông _Điện Phương. Bánh tráng được làm thứ gạo của cây lúa có rễ hút phù sa sông Thu Bồn. Gạo được vuốt sạch, sau đó đem xay bằng cối đá, lấy nước bột tráng vào miếng vải chụp ở miệng cái nồi đồng lớn đựng nước sôi sùng sục trên bếp lửa hồng. Tráng mỏng làm bánh ướt, vừa làm mì, tất cả đều là đặc sản của xứ Quảng. Tráng dày mang phơi nắng làm bánh tráng giòn. Bột gạo trộn hành, tiêu, tỏi, hay trộn mè trắng là món bánh tráng khoái khẩu của người xứ Quảng. Bánh tráng dày cũng thường được ăn kèm với bê thui.

Trải miếng bánh tráng ra, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm nêm pha ớt tỏi. Khi ăn, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê của xứ sở sông Hàn sẻ nhớ mãi một đặc sản của miền Trung.

Mì Quảng níu chân du khách

myquang 150x150 Mì Quảng níu chân du kháchMì Quảng không giống như phở Hà Nội, cũng chẳng giống bún Huế mà có vị đậm đà của nước dùng (nước lèo), mùi tanh của rau diếp cá, lẫn mùi thơm của hành ngò cùng vị vừa bùi vừa béo của đậu phộng…
Tất cả đã tạo nên một hương vị khó quên của tô mì Quảng. Cách chế biến món mì này cũng khá đơn giản, tuy nhiên nó đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế ở đôi tay của các bà nội trợ.
Mì Quảng có nhiều loại, nào là mì gà, mì tôm, mì trứng, mì thịt, hay mì cá lóc… Nhưng cho dù là loại gì thì mì Quảng vẫn giữ được hương vị đặc trưng của nó.
Trước tiên chúng ta phải chọn loại gạo thơm, dẻo đem vo sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút. Sau đó vớt gạo ra bỏ vào cối đá xay thật mịn rồi tráng thành từng lớp bánh mỏng, mềm mướt, trắng nõn trông thật thích mắt.
Nước dùng được hầm từ xương (hầm khoảng 2 – 3 tiếng cho tới khi xương nhừ là được), đó phải là thứ nước trong nhưng đồng thời phải đảm bảo độ béo và ngọt.
Mì Quảng được ăn kèm cùng các loại rau sống như bắp chuối non, giá, hành ngò, rau quế. Phía trên tô mì được rắc một nhúm đậu phộng vàng giòn càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
Đặc biệt ăn mì Quảng không thể thiếu bánh tráng (bánh đa) vì nó làm tăng thêm cái ý vị. Bánh tráng có vị giòn và thơm của gạo mang lại cho người thưởng thức cảm giác ngon miệng mà không bị ớn. Và còn một điều lưu ý nữa là không giống như phở hay bún phải chan nhiều nước, mì Quảng chỉ cần chan thiêm thiếp thôi.
Nhìn tô mì bốc khói nghi ngút cùng những chú tôm đỏ mọng, màu tươi mát của các loại rau, điểm một chút màu vàng của đậu phộng đã đánh thức các giác quan, mang lại cảm giác thèm ăn trong ta. Mì Quảng phải ăn lúc nóng thì mới giữ đúng hương vị của nó.
Dường như mì Quảng luôn có mặt trong bữa ăn của người dân nơi đây như là một thói quen, như một thứ đặc sản dùng để tiếp khách, chiêu đãi bạn bè cũng như trong những dịp cưới xin, ăn hỏi, … Hơn nữa giá cả cũng phải chăng (từ 7 đến 15 nghìn) nên cũng vì thế mà du khách mỗi dịp tới đây đều chọn mì Quảng như là món ăn khoái khẩu, như một nét hấp dẫn riêng níu chân du khách.