CÔNG TY DU LỊCH FIDITOUR
Chi nhánh Đà Nẵng: 47B Lê Duẩn
Tel: 0511 3704 756

THÁI LAN (6N)

Ngày khởi hành: Theo yêu cầu - Điện thoại hỗ trợ: Ms Mai: 0511 3 704 756 - 0915 704 756

ĐÀ NẴNG - VINH - HA LONG - MỘC CHÂU - HÀ NỘI (7N)

Ngày khởi hành: Theo yêu cầu - Điện thoại hỗ trợ: 0511 3 704 756 - 0915 704 756 (Ms Mai)

ĐÀ NẴNG - NHA TRANG - ĐÀ LẠT - MỸ THO (7N)

Ngày khởi hành: Theo yêu cầu - Điện thoại hỗ trợ: 0511 3 704 756 - 0915 704 756 (Ms Mai)

SEOUL - CHEJU (5N-T4)

Ngày khởi hành: 29/4 - Điện thoại hỗ trợ: Ms. Mai: 0511 3 704 756 - 0915 704 756

ĐÀ NẴNG - HỘI AN - HUẾ - ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG - BÀ NÀ ...

Ngày khởi hành: 30/5; 27/6; 25/7 - Điện thoại hỗ trợ: 0511 3 704 756 - 0915 704 756 (Ms Mai)

Phan Rang - Ninh Thuận... biểu tượng của vùng nắng gió

Trong những năm gần đây, thành phố Phan Rang Tháp Chàm nói riêng và toàn tỉnh Ninh Thuận đang có những bước phát triển rất mạnh mẽ.

Bảo tàng Ninh Thuận
Bảo tàng Ninh Thuận
là công trình với kiến trúc độc đáo, hiện đại
là công trình với kiến trúc độc đáo, hiện đại
tựa như kim tự tháp giữa rừng hoa
tựa như kim tự tháp giữa rừng hoa
Ẩn mình...
Ẩn mình...
Lung linh trong đêm
Lung linh trong đêm
Mùa xuân mới
Mùa xuân mới
Đón tia nắng mới
Đón tia nắng mới
Rẽ sóng hướng ra biển lớn, hội nhập và phát triển
Rẽ sóng hướng ra biển lớn, hội nhập và phát triển               (Theo VnExpress)

Nét đẹp Việt

Tôi đã đi công tác ở nhiều tỉnh thành Việt Nam nên có cơ hội ghi lại những cảnh đẹp của đất nước mình mà tôi đã đặt chân tới.


Góc bình yên (tp Đà Nẵng)
Góc bình yên (Đà Nẵng).
Cầu sông Hàn về đêm
Cầu sông Hàn về đêm.
Bến đổ (Bến tre)
Bến đổ (Bến Tre).
Cầu Mỹ Thuận ( Phía bờ Vĩnh Long)
Cầu Mỹ Thuận (Phía bờ Vĩnh Long).
Hà Nội vào đông
Hà Nội vào đông.
Biển Đại Lãnh (Nha Trang)
Biển Đại Lãnh (Nha Trang).
Sài Gòn hòn ngọc biển đông
Sài Gòn - Hòn ngọc biển Đông.
Biển Vũng Tàu
Biển Vũng Tàu. (Theo VnExpress)

Du lịch mạo hiểm cho người Việt

Hấp dẫn, độc đáo và đầy lôi cuốn, các tour du lịch mạo hiểm đang dần trở thành một loại hình du lịch được yêu thích. Hình thức này ngày càng được các bạn trẻ ưa chuộng.
Với nguồn lực là thiên nhiên đa dạng, phong phú, có nhiều núi cao, vực sâu và hang động, VN sẽ là điểm du lịch mạo hiểm hấp dẫn, thu hút một số lượng đông đảo khách du lịch quốc tế.
Có những điểm khác biệt và là ưu thế so với các loại hình du lịch khác là mang tính độc lập cao, khám phá, trải nghiệm và mạo hiểm, nhưng loại hình du lịch này có lẽ vẫn cần có một "cú hích" để phát triển...
Cơ hội và những cuộc chơi
Bắt đầu xuất hiện tại VN từ cuối những năm 90, nhưng phải đến tận bây giờ, du lịch mạo hiểm vẫn chưa tìm được chỗ đứng riêng cho mình,  vẫn ở dạng các tour du lịch sinh thái, hoặc những chuyến du lịch "về nguồn" mang tính chất tự phát.
Những tour du lịch mạo hiểm mang tính chất khai sinh như ở Đà Lạt đã không thu hút được nhiều sự chú ý của du khách, cả trong nước và quốc tế.
Vài năm trở lại đây, du lịch mạo hiểm đã có những nét khởi sắc mới. Năm 2002, một doanh nghiệp nước ngoài đã tổ chức một tour du lịch lớn, với 600 người tham gia, lịch trình từ Lào Cai đến vịnh Hạ Long trong vòng nửa tháng.
Tiếp theo đó là cuộc chinh phục đỉnh Phanxipăng vào năm 2003. Đây có thể coi là những dấu ấn lớn đối với loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam, minh chứng cho tiềm năng của một loại hình du lịch có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.
Nắm được cơ hội này, các doanh nghiệp lữ hành của VN đã lao vào cuộc. Không chỉ những doanh nghiệp lớn như Hanoitourism hay Saigontourist mà cả những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn như Tre Xanh hay Hồng Bàng.
Các dịch vụ, cũng như các tour được tung ra trên thị trường. Đầu tiên phải kể đến những tour du lịch khai thác địa hình của các vùng núi phía Tây Bắc, Tây Nguyên... đó là những tour du lịch leo lên các vách núi (rock climbing), leo xuống các vách núi (abseiling) hay vượt thác (canyoning).
Đây là những tour du lịch hết sức thú vị, với những cảm giác mới lạ và đầy tính thách thức. Thêm vào đó có thể kể đến những tour du lịch lặn biển tại Nha Trang, hay môn đi bộ xuyên rừng cũng được các du khách ưu chuộng.
Các doanh nghiệp cũng đang nghiên cứu và đưa vào khai thác những điểm du lịch mới như đường mòn Trường Sơn, Côn Đảo, Vực Tử Thần ở Đà Lạt...
Đây hứa hẹn sẽ là những tour du lịch hết sức sinh động, và có thể thu hút được một số lượng du khách lớn.
Đặc biệt là tại những địa điểm xung quanh các khu du lịch đã nổi tiếng. Việc kết hợp những tour du lịch truyền thống tới các danh lam thắng cảnh, với một tour du lịch mạo hiểm tại một nơi gần các địa danh đó, sẽ tạo nên một bước đột phá, tạo cho du khách một chuyến du lịch không thể nào quên.
Trekking là loại hình du lịch mạo hiểm phổ biến nhất ở VN hiện nay. Du lịch trekking thường được tổ chức theo hình thức homestay tại gia đình của người dân bản địa. Chính vì thế mà du khách sẽ được hưởng trọn vẹn cảm giác "về với thiên nhiên" với đầy đủ bản ngã văn hóa của mình.
Nghề chơi cũng lắm... gian truân
Trước đây, do chưa có tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, những tour du lịch như thế này thường chỉ được kéo dài trong một khoảng thời gian rất ngắn và các dịch vụ bổ trợ đi kèm là rất thiếu thốn.
Các tour du lịch vẫn còn mang nặng tính chất "cưỡi ngựa xem hoa". Các du khách thường được các tourguide dẫn đi theo những lối mòn, nặng về nhìn ngắm mà thiếu đi tính mạo hiểm, vốn là đặc tính cơ bản của chuyến đi.
Nhưng nay, với sự đầu tư của các doanh nghiệp vào trang thiết bị để phục vụ du khách. Du khách sẽ được tự mình trải nghiệm những cảm giác mạo hiểm, đầy thử thách. Với những bộ đồ leo núi được trang bị hay những chiếc canyoing tự mình điều khiển... du khách sẽ không chỉ có cơ hội khám phá thiên nhiên hoang sơ mà còn có cơ hội khám phá ngay chính bản thân mình.
Tuy nhiên, du lịch mạo hiểm cũng đòi hỏi du khách những tố chất nhất định: lòng dũng cảm và thể lực khỏe mạnh. Để tham gia một tour như vậy, các du khách phải đăng ký trước một thời gian.
Trước chuyến đi, các du khách phải trải qua một kỳ huấn luyện nhỏ về thể lực. Đây không phải là một kỳ huấn luyện bắt buộc như một trại khổ luyện, mà du khách có thể tự rèn luyện ở nhà. Ngoài ra, vấn đề kinh phí cũng đáng để bạn quan tâm.
Đừng tiếc tiền cho những trang bị bảo hiểm và những đồ dùng cá nhân cần thiết. Chúng sẽ thật sự hữu ích khi bạn phải đương đầu với những rủi ro, dù là nhỏ nhất, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Ngoài lựa chọn một tour du lịch tại các công ty lữ hành, du khách cũng có thể tự tổ chức cho mình những tour du lịch mạo hiểm nhỏ.
Chỉ với một chiếc xe máy, bạn có thể cùng với gia đình hay bạn bè có được một chuyến du lịch sống động đầy vui vẻ.
Những chiếc xe tay côn, như Minsk, dễ dàng thuê được ngoài thị trường với giá từ 50 - 60 nghìn một chiếc cho một ngày, sẽ là một chú ngựa sắt rất tốt, cùng bạn rong ruổi trên suốt cuộc hành trình.
Với cách này, bạn có thể đi qua nhiều danh lam thắng cảnh, cũng như có thể có một cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống hiện thực của từng vùng miền khác nhau trên con đường bạn đi qua.
Theo Tư vấn tiêu dùng

Du lịch tâm linh nhìn từ góc độ nhà tổ chức tour

Vài năm gần đây, loại hình du lịch tâm linh với các tour hành hương trong và ngoài nước được một số doanh nghiệp tổ chức ngày càng nhiều, cho thấy nhu cầu du lịch trong cộng đồng ngày càng đa dạng. Đây là một hình thái du lịch đặc thù, mỗi chương trình tour phải đồng thời thỏa mãn các nhu cầu: thưởng ngoạn, thư giãn và tín ngưỡng của du khách.
Kỳ này Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xin giới thiệu nội dung trả lời bạn đọc của ông Nguyễn Trung Toàn, Giám đốc Công ty Du lịch & Dịch vụ Hoa Thiền (Zenflower) và bà Huỳnh Long Ngọc Diệp, Giám đốc Công ty Ngọc Việt Travel về một số khía cạnh xung quanh loại hình du lịch khá mới mẻ này.
DU LICH tam linh
Ông Nguyễn Trung Toàn: Bản thân hai chữ “hành hương” đã nói lên đầy đủ ý nghĩa về tâm linh, sự hướng thiện. Ngày nay, người ta kết hợp giữa hành hương và du lịch nhằm thực hiện những hành trình đến những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng. Du lịch hành hương là đến thăm những chùa chiền, thánh đường hoặc những thánh tích mà du khách từng ngưỡng vọng.
Đến nơi ấy, họ không chỉ lĩnh hội được đầy đủ thông tin về cội nguồn tín ngưỡng, tôn giáo của mình mà trong suốt quá trình hành hương đó, họ còn được sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: chiêm bái, cầu nguyện, thực tập phép an tâm để tu dưỡng tinh thần, tạo sức mạnh cho niềm tin và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các nghi lễ truyền thống… Các nhà tổ chức tour du lịch tâm linh phải đáp ứng đúng mục đích của chuyến du lịch đặc thù dựa trên cơ sở đó.
Trước đây, các vị trụ trì ở những ngôi chùa thường tổ chức những chuyến đi hành hương cho phật tử, song các chuyến đi đó chỉ đáp ứng được một phần trong ý nghĩa của hành hương, chủ yếu chỉ là tham quan và lễ bái. Ngày nay, các tour lữ hành chuyên tổ chức du lịch hành hương ra đời nhằm nâng ý nghĩa hành hương mang tính chuyên nghiệp hơn về mọi mặt. Du lịch hành hương cũng phải bảo đảm được nhu cầu vật chất một cách tốt nhất, vì thân không cực khổ mới dẫn đến tâm an lạc.
Là nhà tổ chức tour, chúng tôi luôn coi trọng cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần. Ngoài việc tạo mọi tiện nghi trong sinh hoạt, phương tiện vận chuyển đến việc chuẩn bị về tâm lý cho từng du khách trước khi tham gia chuyến hành hương về địa điểm thiêng liêng mà họ đang mong đợi, tất cả mọi tình huống diễn ra trong lúc hành hương đều nằm ở trạng thái an vui và cởi mở.
Bà Huỳnh Long Ngọc Diệp: Chúng tôi tổ chức các tour du lịch tham quan chiêm bái thắng tích, những nơi khơi nguồn tâm linh của Phật giáo, chẳng hạn như các chương trình hành hương chiêm bái Tứ Động tâm, hành trình về “Vũ trụ tâm linh” - Tây Tạng, đến các địa danh nổi tiếng của Phật giáo, tiêu biểu là Tứ đại danh sơn (Trung Quốc), Trung Đài Thiền tự (Đài Loan)…
Tất cả những địa điểm mà Ngọc Việt Travel tổ chức đều hướng về một cuộc hành hương mang đầy đủ ý nghĩa của nó. Nếu như một nhà tổ chức tour thông thường dừng lại ở việc hoàn thiện các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu du ngoạn, tham quan, khám phá… cho người tham gia du lịch thì tour du lịch tâm linh, theo quan điểm riêng tôi, phải đảm bảo được hai yêu cầu: du lịch và tâm linh. Bản thân tôi có được thiện duyên là đã tổ chức nhiều tour du lịch hành hương cho chư tăng ni và phật tử trong và ngoài nước.
Theo tôi, du lịch hành hương tâm linh là những hành trình đến những địa điểm thiêng liêng, nơi ấy người hành hương không chỉ đạt được sự gia tăng về niềm tin và chất lượng cho cuộc sống tâm linh của mình mà còn tăng cường sợi dây gắn bó, kết nối mối quan hệ cá nhân với những người đồng đạo. Để tổ chức một tour du lịch hành hương tâm linh phải hội đủ những yếu tố như: địa điểm, con người và niềm tin. Trong đó, địa điểm hành hương được xem là yếu tố quan trọng nhất. Chọn một điểm đến hành hương trong hay ngoài nước đều phải dựa trên một nguyên tắc, đó là làm sao phải đáp ứng được nhu cầu của người hành hương.
Ví dụ như hành hương về thánh tích Ấn Độ - Nepal thì địa điểm phải là những nơi mà Đức Phật đản sinh, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập niết bàn (Tứ Động tâm) hay những địa danh mà Ngài đã đi qua trong suốt hành trình du hóa. Đó là những nơi mà người hành hương có thể cảm nhận, xây dựng niềm tin trên một tha lực để chuyển hóa tâm thức của chính mình. Nói cách khác, đến một địa điểm hành hương có xuất xứ từ cội nguồn tâm linh mang yếu tố tín ngưỡng tôn giáo là cách giúp họ xây dựng cho mình một niềm tin về sức mạnh của nội tâm, tìm đến sự an lạc trong tâm tư, thăng hoa cuộc sống hướng thượng… Đó cũng là mục đích cao nhất của các hành trình du lịch tâm linh.

(TBKTSG Online)

Lễ hội chùa Hương - Thiên Trù, xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

Chùa Hương và động Hương Tích là danh lam nổi tiếng của Việt Nam thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 70km.
Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên vừa nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa tháp...
Lễ hội chùa Hương kéo dài từ 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Du khách có thể đi bằng đường bộ theo hành trình Hà Nội - Hà Ðông - Vân Ðình - Hương Sơn hoặc từ thị xã Phủ Lý ngược dòng sông Ðáy lên Bến Ðục - Yến Vĩ - Hương Sơn
Theo tâm thức của người Việt Nam Hương sơn được coi là cõi Phật. Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Âm. Ngày 6 tháng giêng là ngày khai hội, có tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến.

Hội trải rộng trên 3 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân. Hội chùa đông nhất từ 15 đến 20 tháng 2 (chính hội). Ðường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập từng đoàn người lên lên, xuống xuống.
Trảy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà còn là có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp của biết bao hình sông thế núi, có cơ hội nhận biết bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hoá của dân tộc.

NGÀY XUÂN HÀNH HƯƠNG KINH BẮC

Bài, ảnh CHU MINH KHÔI

Nói đến xứ Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh) – nơi nổi danh là vùng đất văn hiến, người ta nghĩ ngay đến nhiều và rất nhiều ngôi chùa cổ. Đây là khởi nguồn cho những chuyến hành hương cổ tự mang ý nghĩa thiêng liêng trong tâm thức người Việt, đặc biệt vào mỗi độ xuân về.
Từ xa xưa, dân gian truyền tụng câu thành ngữ “cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài” (Trấn Sơn Nam nổi tiếng về kỹ thuật dựng cầu đá, Kinh Bắc nổi tiếng bởi kiến trúc chùa còn Hà Tây nổi tiếng về kiến trúc đình làng). Hiếm địa phương nào có mật độ di tích dày đặc như ở Bắc Ninh, trong số đó tiêu biểu nhất là: Thành cổ Luy Lâu – nơi Sĩ Nhiếp xây kinh đô vào thế kỷ thứ III; chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp – những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam và chùa Tiêu, chùa Dận là nơi phát tích vương triều Lý. Trong khi đó, đền Đô là nơi thờ 8 vị vua triều Lý.
Chùa Dâu
Hàng năm, trên quê hương của các làn điệu quan họ diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Những lễ hội lớn phải kể đến: Hội Lim thi hát quan họ được tổ chức vào 13 tháng Giêng, lễ hội đền Đô kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ; lễ hội Đồng Kỵ; lễ hội chùa Dâu... Ngày xuân, hành phương Bắc, du khách không thể bỏ qua một vài trong số 6 điểm hành hương nổi bật dưới đây tại Bắc Ninh.
Chùa Dâu – trung tâm Phật giáo Việt Nam

Chùa Dâu có tên chữ “Pháp Vân tự” được khởi dựng vào đầu thế kỷ thứ 3 giữa thủ phủ Luy Lâu của Giao Châu thời bấy giờ. Sự tiếp thu đạo Phật từ Ấn Độ hòa quyện cùng văn hóa bản địa đã hình thành nên tín ngưỡng mang sắc thái riêng của người Việt. Nơi đây từng là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất ở nước ta.
Những năm cuối thế kỷ VI, sau một thời gian truyền đạo ở Trung Quốc, Thiền sư Ấn Độ Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitarucci) vượt núi băng ngàn đến Giao Châu, từ đây mới được coi là thời điểm Phật giáo chính tông du nhập vào Việt Nam. Năm 580 (thời vua Lý Phật Tử trị vì), Tỳ Ni Đa Lưu Chi về trú tại chùa Dâu, dựng nên dòng thiền mang tên Ngài, đây là tông phái Phật giáo đầu tiên ở nước ta. Đến thế kỷ XIV, chùa được trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đứng ra dựng lại với quy mô to lớn: hàng trăm gian chùa, tháp 9 tầng, cầu 9 nhịp... Từ đó đến nay, chùa được trùng tu lại nhiều lần.
Kiến trúc chùa Dâu còn đến ngày nay được dựng dưới thời Trần. Bao quanh tòa điện chính chữ công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc. Chính giữa sân chùa trước bái đường, Mạc Đĩnh Chi đã cho dựng ngôi tháp Hòa Phong cao chín tầng, nay chỉ còn ba. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ. Dưới chân tháp có một bức tượng cổ hình một con cừu đá nằm quỳ hai chân trước, được tạc từ gần 2.000 năm trước. Truyện rằng, xưa Sĩ Nhiếp có hai con cừu, khi ông chết đi, hai con cừu lang thang khắp ruộng đồng, một con tìm được về lăng Sĩ Nhiếp nằm phủ phục, một con lạc đến chùa Dâu không biết đường về nên ở luôn lại đó nghe kinh.
Trong chính điện chùa Dâu, pho tượng lớn nhất và đẹp nhất là bà Dâu - nữ thần mây Pháp Vân. Pho tượng màu gụ, ngồi trên tòa sen như tượng Phật, nét mặt như một người mẹ hiền từ nhìn xuống, bàn tay phải đưa ra như vỗ về an ủi, tay trái đặt trong lòng. Bốn phía tòa sen có các vòng sắt để có thể di chuyển tượng trong ngày lễ hội. Trong chùa Dâu còn hai pho tượng rất đẹp là tượng Kim đồng và Ngọc nữ với khuôn mặt sống động, đứng trong tư thế của một điệu múa cổ xưa, đặc biệt tượng Ngọc nữ vấn khăn, rẽ tóc mang đậm hồn Việt. Chính hội chùa Dâu vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, cũng là ngày Phật đản theo truyền thống cổ, nhưng lễ hội được tổ chức kéo dài từ mấy ngày trước đó. Vào ngày hội, kiệu của các Nữ thần Pháp Vũ từ chùa Đậu, tượng Pháp Lôi từ chùa Tướng, tượng Pháp Điện từ chùa Dàn tụ về chùa Dâu, rồi cùng kiệu Pháp Vân đi đến chùa Tổ thăm mẹ Man Nương.
Nếu đã đến chùa Dâu, du khách nên ghé thăm di tích thành cổ Luy Lâu - trung tâm giao lưu kinh tế, văn hoá tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam những năm thế kỷ đầu thiên niên kỷ thứ nhất, nơi có hệ thống chùa tháp, đình, đền thờ các tướng của Hai Bà Trưng, khu mộ địa và lăng Sĩ Nhiếp, đền thờ Kinh Dương Vương...
Chùa Phật Tích – nơi thời gian ngừng lại

Chùa tọa lạc trên sườn núi Lạn Kha (còn gọi là núi Tiên Du), huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, xưa kia mang tên Vạn Phúc tự, được khởi dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII – X. Lạn Kha có nghĩa là “cán búa nát”, gắn liền với tích truyện Vương Chất lên núi đốn củi gặp hai ông tiên đánh cờ, mải mê xem không hay rằng cán búa đã mục nát vì thời gian trần thế trôi qua đã hàng trăm năm. Núi Tiên Du cũng nổi danh bởi truyền thuyết “Từ Thức gặp tiên”. Xưa kia, nơi đây là cả một rừng hoa mẫu đơn nên hội chùa Phật Tích còn gọi là hội “Khán hoa mẫu đơn”, nhằm ngày mồng 4 tháng Giêng hàng năm, nhân dân nô nức tới xem hoa và các văn nhân thi sĩ bình thơ.
Sách “Đại Việt Sử Ký toàn thư” viết: “Mùa đông, tháng 10 (năm 1041), vua ngự đến núi Tiên Du xem làm viện Từ Thị Thiên Phúc. Khi về, xuống chiếu phát 7560 cân đồng trong kho để đúc tượng Phật Di Lặc cùng hai vị Bồ tát Hải Thanh và công đức cùng chuông để ở Viện”. Chùa Phật Tích được xây dựng đại quy mô vào triều Lý Thánh Tông năm Đinh Dậu. Năm 1057, vua Lý Thánh Tông du ngoạn cảnh chùa, cảm khái tự tay viết chữ “Phật” dài 1 trượng 6 thước, truyền thợ khắc vào bia đá. Đến đầu thế kỷ XVI, chùa Phật Tích cùng với chùa Bút Tháp là cái nôi của dòng Thiền Lâm Tế. Năm 1633, Thiền sư Chuyết Chuyết và đệ tử Minh Hành phiêu dạt sang phương Nam, tới kinh đô Đại Việt. Thầy trò Thiền sư đã được vua Lê, chúa Trịnh cùng hoàng thân quốc thích Lê triều mộ đạo sùng tín. Tổ sư Chuyết Chuyết về trụ trì chùa Phật Tích gần mười năm, tới năm Dương Hòa thứ 8 (1642) mới chuyển sang trụ trì chùa Bút Tháp. Sau Ngài viên tịch tại chùa Phật Tích, thân thể để hàng tháng trời vẫn không bị hư hoại, nên nhân dân để thờ, hiện nay chùa Phật Tích vẫn còn bảo lưu được pho tượng nhục thân Tổ sư Chuyết Chuyết.
Ngôi chùa thời Lý đã bị phá huỷ từ thời nào chẳng ai rõ, chỉ biết vào đầu thế kỷ 20 trong khuôn viên chùa Phật Tích còn lại Phật điện được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng. Cuối năm 2008, nhà chùa tháo dỡ Phật điện để trùng tu đã phát hiện móng tháp thời Lý, toàn bộ những viên gạch ở đây đều có chữ “Lý gia Đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”. Cuối năm 2010 chùa đã hoàn thành công cuộc trùng tu Phật điện, công trình này được kê cao trên móng tháp cổ, vừa bảo tồn được kiến trúc thời Lê mà du khách vẫn chiêm ngưỡng được móng tháp thời Lý. Một đại tượng khổng lồ cũng đã hoàn thành, được tạc theo nguyên mẫu bảo tượng thời Lý của chùa Phật Tích. Đại Phật đặt ở vị trí cao nhất của núi Lạn Kha, cao 90m so với mặt đất dưới chân núi, quay mặt hướng Tây Nam. Khách hành hương về Tiên Du, từ xa hơn 10 km đã nhìn thấy pho tượng A Di Đà khổng lồ in vào nền trời xanh thẳm trên đỉnh núi Lạn Kha. Trong những năm tới, xung quanh đại tượng sẽ trở thành một công viên du lịch tâm linh với trục tâm linh xuyên suốt cõi người – cõi tiên – cõi Phật, con đường vận chuyển nguyên liệu để thi công sẽ trở thành con đường hành hương đến cõi Giác.
Chùa Bút Tháp – nét bút giữa trời xanh

Đến chùa Bút Tháp, du khách sẽ sửng sốt trước vẻ đẹp kiến trúc vừa uy nghiêm cổ kính, vừa nguy nga tráng lệ. Ngọn Tháp Bút vút lên trời xanh tâm linh Kinh Bắc. Trải qua mấy trăm năm, nhưng chùa xưa dấu cũ vẫn trang nghiêm giữa những dải “ngô khoai biêng biếc” của không gian văn hóa xóm làng vùng ven sông Đuống.
Tọa lạc ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, chùa có tên chữ “Ninh Phúc Thiền tự”, Bút Tháp là tên gọi theo dáng một ngọn tháp bằng đá do Minh Hành thiền sư dựng năm 1647. Vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng đã cho tu sửa lại chùa, dựng biển ngạch “Sắc kiến Ninh Phúc thiền tự” cùng “Ngự chế Đại hùng bảo điện” vào năm Dương Hòa thứ 8 (1642) và cúng dường cho Thiền sư Chuyết Công. Từ đây, chùa Ninh Phúc trở thành cái nôi của dòng Thiền Lâm Tế, tạo mạch nguồn Phật giáo thâm sâu trong tâm thức dân tộc.
Ngày nay, chùa Bút Tháp là ngôi cổ tự còn lưu giữ được quy mô bề thế, nguyên vẹn những kiến trúc cổ. Sau Tam Quan, gác chuông bằng gỗ tọa lạc bình thản giữa không gian bỏ ngỏ, như tấm lòng Đức Phật từ bi luôn rộng mở đón nhận mọi kiếp người. Bước vào cổng phụ bố trí hai bên Tiền đường, ta gặp không gian rộng rãi khoáng đạt, rất nhiều tòa nhà xếp nối tiếp nhau, thơm ngát hương hoa đại. Ngự bên phải Tam bảo là kiệt tác Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Xung quanh thượng điện, bao bọc 4 dãy hành lang bằng đá, lan can hành lang ghép bởi 16 bức tranh tạc trên mặt đá xanh. Mỗi bức chạm đều thể hiện tài năng tuyệt vời của những nghệ nhân điêu khắc xưa.
Rời Thượng điện, dạo gót trên cầu vồng đá, tâm hồn ta lắng lại thanh tịnh khi được chiêm ngưỡng tiểu cảnh hồ sen phía dưới. Ghé Tích Thiện am, ta chiêm ngưỡng tòa Cối kinh đẹp nhất Việt Nam, được làm bằng gỗ, hình bát giác cao 7,8m, kiến trúc 9 tầng theo kiểu tòa sen, trên tạc hàng trăm tượng Phật cùng đủ mọi họa tiết hoa lá, chim muông. Ở Việt Nam, chỉ 3 nơi lưu giữ được Cối kinh như vậy (thêm chùa Phẩm và chùa Giám ở Hải Dương), nhưng tòa Cối kinh Bút Tháp được đánh giá là to và đẹp nhất. Du khách có thể vừa tụng niệm hoặc nguyện thầm điều ước cho mình, rồi tự mình xoay Cối kinh theo chiều Tây-Đông-Nam-Bắc, đó là một nghi thức Mật Tông nguồn gốc từ Tây Tạng. Người xưa tin rằng, nếu quay hết một vòng, lời ước nguyện sẽ được nhân lên 3.542.400 lần.
Nhưng công trình kiến trúc trứ danh nhất nơi đây chính là tòa tháp Bút hình cây bút khổng lồ viết lên trời xanh, tọa lạc ngay sau nhà tổ. Tháp được sư Minh Hành dựng để tưởng niệm Tổ sư Chuyết Công, chế tác hoàn toàn bằng đá. Kiến trúc tháp tuyệt đẹp và tinh xảo, cao hơn 13m, gồm 5 tầng quy hình bát giác, trong đặt pho tượng đá Tổ sư Chuyết Chuyết. Vườn hậu của chùa có ba ngọn tháp: tháp Tôn Đức, tháp Ni Châu, tháp Tâm Hoa. Tháp đá Tôn Đức cao 11m, từ hàng chục năm nay có một cây bồ đề mọc trong lòng tháp khiến ngọn tháp bị nứt vỡ.
Chùa Dạm – “Linh sơn” đất Kinh Bắc

Chùa Dạm được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng vào năm 1086 trên sườn núi Đại Lãm, ngày nay núi Dạm thuộc về xã Nam Sơn, huyện Quế Võ. Chùa còn có nhiều tên gọi khác: chùa Đại Lãm, Cảnh Long Đồng Khánh tự, chùa Tấm Cám. Gọi là chùa Tấm Cám vì chùa được khởi dựng để làm nơi tu hành của Nguyên phi Ỷ Lan, cũng là nơi khởi nguồn truyện cổ tích Tấm Cám, trên núi hiện còn một cái giếng Tấm Cám.
Ngày nay tìm đến chùa Dạm, ta không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh tượng hoang tàn, từ dưới chân núi ngước lên chỉ thấy ngút ngàn màu xanh của cỏ cây hoang dại. Những lớp tường đá kỳ vĩ, chứng tích của một đại danh lam vẫn bền bỉ bám vào mặt núi thẳng đứng. Leo lên hàng trăm bậc gạch rêu phủ, ta được chiêm bái một cây cột đá còn sót lại từ thời Lý. Chiều cao của cây cột đá hiện còn 5m, không kể phần bị gãy, trên thân cột đá có chạm hình rồng cuốn rất đẹp. Ngoài cây cột đá, những lớp tường, bậc đá lên chùa, chỉ có pho tượng Nguyên phi Ỷ Lan nhờ gửi vào chùa Hàm Long gần đó, nên mới giữ được tới ngày nay.
Chùa Tiêu – nơi dưỡng thân của vị vua đầu triều Lý

Tương giang thơ mộng trong cổ tích với câu chuyện Mỵ Nương - Trương Chi. Tiếng hát Trương Chi trên sông Tiêu Tương hàng ngàn đời nay là đề tài cảm hứng cho biết bao văn nhân thi sĩ. Giờ đây dòng Tương giang chỉ còn dấu vết là hồ nước, nhưng núi Tiêu Sơn thì vẫn vững bền.
Tiêu Sơn tự (còn có các tên khác là chùa Thiên Tâm, Lục Tổ) tọa lạc trên núi Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn. Những bậc dẫn lên chùa mát rượi bóng cây cổ thụ, ngỡ như đang đưa du khách đến chốn bồng lai. Có thể nói rằng, đây là nơi đã khai sinh triều đại nhà Lý, bởi Lý Công Uẩn được nuôi dưỡng và hun đúc tài năng tại đây, nhờ trí tuệ và tâm huyết của Thiền sư Vạn Hạnh. Trên cột nhà bia còn lưu câu đối chữ Hán: "Lý gia linh tích tồn bi ký/Tiêu lĩnh danh kha đắc sử truyền".
Thuở còn trẻ thơ, Lý Công Uẩn (vua Lý Thái Tổ) được gửi vào chùa Tiêu theo học Thiền sư Vạn Hạnh. Không chỉ là người có công kiến tạo triều Lý, Thiền sư Vạn Hạnh còn là người đã khai sinh nền văn học viết của nước ta với ba thể loại văn học đầu tiên: sấm ký, khuyến, kệ. Ngay sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua vào năm 1010, Ngài đã tôn vinh Vạn Hạnh làm Quốc sư.
Ngày nay, chùa Tiêu còn lưu giữ được pho tượng cổ tạc Thiền sư Vạn Hạnh đặt trong một khám thờ, bài vị khắc: "Lý triều nhập nội, Quốc công tể tướng Thiền sư Vạn Hạnh".
Chùa Tiêu cũng còn lưu giữ được pho tượng nhục thân của Thiền sư Như Trí - trụ trì chùa Tiêu vào cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, là đệ tử nối pháp của Thiền sư Chân Nguyên (trụ trì chùa Long Động ở Yên Tử). Cuốn “Thiền uyển tập anh” được ngài khắc in năm 1715 tại chùa Tiêu là bộ sử thiền giá trị của nền văn hóa Phật giáo nước nhà.
Đầu xuân “vay vốn” Bà Chúa Kho

Cứ đầu xuân, hàng vạn du khách thập phương lại hành hương về Bắc Ninh để cầu tài, cầu lộc, quan trọng nhất là “vay tiền” Bà Chúa Kho, mong cho một năm mới công việc xuôi thuận, phát tài. Đền Bà Chúa Kho tọa lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, Bắc Ninh.
Tương truyền ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó, ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa. Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.
Người ta tin rằng, nếu làm ăn mà đi vay vốn Bà Chúa Kho thì sẽ luôn được buôn may bán đắt, kinh doanh “một vốn mười lời”. Bởi vậy, dòng người lễ đền những ngày đầu xuân đông đúc đến nỗi thường xuyên xảy ra cảnh chen lấn xô đẩy như một cuộc hành xác của hàng nghìn người cuồn cuộn dấn thân vào không gian chật hẹp từ con đường lên đền, sân đền. Bất cứ ai đến đây xin lộc rồi cũng sẽ phải “ngộ” ra rằng người đi “vay tiền” âm phủ cũng gian nan chẳng kém việc vay tiền ở cõi dương gian!
Muốn làm lễ “vay tiền” Bà Chúa Kho phải viết vào sớ, trong đó khai tên tuổi, quê quán, nơi làm việc, kinh doanh, số tiền cần vay, thời hạn vay và lãi suất trả cho Bà. Mỗi người cần viết 2 lá sớ, một dâng ở Đền Trình và một lá trình lên đền Bà Chúa Kho. Nhiều người tin rằng, đi vay tiền phải sắm lễ, lễ càng nhiều thì Bà Chúa Kho càng “cảm động” mà phù trợ cho làm ăn phát đạt. Rất nhiều người kinh doanh giàu có sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng để sắm cả 8 mâm lễ dâng lên đủ 8 điện thờ trong đền Bà Chúa Kho.
Sau khi lễ xong, khách đến khu nhà phát lộc, người nào vay vàng Bà Chúa Kho thì nhận vàng (vàng mã) ở đây, người không vay thì xin lộc. Những người vay tiền đầu năm thì cuối năm phải trở lại đền Bà Chúa Kho để trả vốn và lãi (cũng vẫn là tiền, vàng âm phủ), nếu không làm lễ trả thì sẽ bị Bà Chúa Kho quở phạt, làm ăn sẽ lụn bại – cũng theo niềm tin dân gian.

Chùa Linh Sơn giữa phố núi Đà Lạt

Kinh Luân
 
 
 
 

Chùa Linh Sơn, Đà Lạt. Ảnh: Kinh Luân
(TBKTSG Online) - Nằm trên một triền đồi thấp trong lòng thành phố Đà Lạt, khuôn viên chùa Linh Sơn như một cõi riêng, nơi chỉ nghe thông reo và tiếng chuông mõ đều đều vọng lại. Từ đầu phố Nguyễn Văn Trỗi – Bùi Thị Xuân, theo con đường dốc bước qua cổng chùa, khách lãng du cảm nhận rõ sự khác biệt; dưới kia là những chiếc xe máy ồn ào khói bụi, còn trên đây chỉ có vài chú ngựa thong dong gặm cỏ…
Linh Sơn được xây dựng vào năm 1938, ngày nay đây còn là trường đào tạo Phật học Cơ bản và nơi đặt văn phòng của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng (120 Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Đà Lạt). Quy mô và kiến trúc của Linh Sơn khá khiêm tốn, giản dị, không bề thế, thơ mộng như Thiền viện Trúc Lâm, Thiền viện Vạn Hạnh; không có bề dày lịch sử như Tổ đình Linh Quang là những tự, viện nổi tiếng khác ở Đà Lạt.
Cổng chùa Linh Sơn. Ảnh: Kinh Luân
Thế nhưng Linh Sơn vẫn là nơi mà khách phương xa đến Đà Lạt thường muốn một lần ghé vào vãn cảnh. Với nhiều người, mỗi lần đặt chân lên thành phố sương mù này vẫn nghe văng vẳng câu thơ của thi sĩ Dạ Cầm viết từ thập niên 60: “Linh Sơn đâu đây buông tiếng chuông ban chiều...” được nhạc sĩ Minh Kỳ phổ thành ca khúc bất hủ “Thương về miền đất lạnh”. Đối với du khách nước ngoài, họ tìm đến Linh Sơn qua lời giới thiệu trong sách “Lonely Planet - Vietnam”.
Kiến trúc chùa Linh Sơn mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông, đường nét giản dị và hài hòa. Với kết cấu cổ điển tường gạch mái ngói, từ xa khách có thể thấy rõ kiểu nóc đặc trưng của đình chùa Việt Nam: đôi rồng uốn khúc nằm đối xứng ở hai đầu hồi, trong khi bốn mái riềm xuôi cong về phía dưới với những đường nét hoa văn riêng biệt.
Chính điện chùa Linh Sơn. Ảnh: Kinh Luân
Nhìn từ ngoài vào, dưới hàng thông và bạch đàn cao vút là tòa chính điện với bốn cột gỗ lớn sơn màu son đỏ - trên đó là những hàng câu đối chữ Nho thếp vàng. Từ dưới đường bước lên chục bậc thang là sân chùa, hai bên có mấy trụ gạch khảm bằng sứ những lời của Đức Phật. Những người lớn tuổi cho biết trước kia ngay giữa sân có tượng Phật Quan Âm đứng trên đài sen, nay được dời qua một bên sân.
Chính điện bao gồm hai ngôi nhà nối liền nhau, được bài trí trang nghiêm với tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen đúc bằng đồng từ năm 1952, cao 1,7 mét, nặng 1,25 tấn. Bên trái chính điện là Tổ đường - nơi thờ Ðạt Ma Sư Tổ, ngoài cái trống lớn có đường kính 0,75 mét thì đây cũng là nơi đặt bài vị các nhà sư đã viên tịch và những người đã khuất mà thân nhân họ đưa vào chùa với niềm tin “để linh hồn được hưởng hương khói và nghe kinh mỗi ngày”. Bên phải chính điện là tượng Hộ pháp Di đà, gần đó đặt khung gỗ quý treo Ðại Hồng Chung” nặng 450 ký.
Trở ra ngoài sân, du khách thưởng ngoạn những hòn non bộ xây dựng rất công phu - nhiều cái thực sự là những tác phẩm nghệ thuật. Gần đó dưới bóng thông reo là tòa bảo tháp 3 tầng hình bát giác, nơi thờ kính xá lỵ của các vị cao tăng đã sáng lập chùa. Trong chùa Linh Sơn còn có nhà vãng sinh (nơi quàn thi hài Phật tử mà gia quyến họ muốn cử hành tang lễ tại chùa) và phòng phát hành kinh bổn..

Từ kinh nghiệm làm du lịch ở Singapore nghĩ về Việt Nam

(Dân trí) - Trong năm 2010, khu du lịch Resort World Sentosa ở Singapore đã đón 15 triệu lượt khách (gấp hơn 3 lần lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong cùng kỳ), mặc dù dân số của nước này chỉ khoảng 4 triệu người. Thống kê này khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Chỉ riêng một khu du lịch của Singapore đã có lượng khách du lịch lớn hơn gấp 3 lần so với Việt Nam.
Thường xuyên “làm mới” để du khách quay lại
Với bất kỳ một dự án hay công trình nào được đầu tư trong khuôn viên của Resort World Sentosa, người ta đều có ấn tượng rằng chúng được thực hiện rất nghiêm túc và hoành tráng.
Điển hình như việc để dàn dựng chương trình diễn xiếc kết hợp nhạc kịch, chủ đầu tư đã mời hẳn một đội ngũ nhà thiết kế chương trình biểu diễn tài năng đến từ 3 châu lục mà đứng đầu là ông Marks Fisher, người chịu trách nhiệm sáng tạo với những chương trình giải trí ấn tượng suốt 3 thập kỷ qua. Đây cũng chính là nhân vật đã thiết kế chương trình cho lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Olympic 2006, 2008.
Toàn bộ nhà hát kịch được thiết kết chỉ riêng cho một chương trình.
Từ việc xây dựng nhà hát kịch cho đến đầu tư công nghệ, âm thanh, ánh sáng, vũ đạo, con người… đều được thiết kế riêng cho chương trình mang tên “Chuyến du hành của cuộc sống". Chương trình cũng thu hút kỷ lục về số lượng các nghệ sỹ hàng đầu thế giới đến từ hơn 40 quốc gia.
Bà Andrea Teo, Phó Chủ tịch phụ trách Giải trí tại Resort World Sentosa đồng thời là Giám đốc sản xuất của chương trình cho biết: “Đây là dự án nghệ thuật tham vọng nhất với quy mô và sự độc đáo chưa từng có tại Singapore từ trước đến nay. Kể từ khi chương trình nhạc kịch được khai trương vào giữa năm ngoái đến giờ, các buổi biểu diễn đều kín chỗ”.
Kết hợp nghệ thuật để thu hút du lịch là mô hình không mới trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, để mô hình này thành công, có lẽ cần sự đầu tư “mạnh tay” hơn nữa, chứ một nhà hát múa rối nước ở Hà Nội, hay vài con thuyền diễn ca Huế trên sông Hương, có lẽ là chưa đủ.
Thu hút bằng những kỷ lục…
Công trình phức hợp giải trí Resort World Sentosa với tổng đầu tư 6,59 tỷ đô la Singapore (tương đương 110 nghìn tỷ đồng) được xây dựng trong thời gian kỷ lục chưa đầy 3 năm.
Để tạo ra sức hấp dẫn về một địa điểm du lịch mới, ngay từ khi xây dựng, chủ đầu tư đã lên kế hoạch cho việc tạo lập nhiều kỷ lục của thế giới cũng như khai thác triệt những yếu tố mang tính sáng tạo, gây tò mò cho du khách.
Điển hình như điểm tham quan Universal Studios Singapore là nơi kết hợp  những điểm độc đáo nhất của phim trường thông qua việc mô phỏng các không gian đặc trưng như: Hollywood, Thành phố khoa học giả tưởng, Ai Cập cổ đại, Thế giới bị mất, Xứ sở thần tiên….
Khách tham quan được trải nghiệm những thay đổi bất ngờ trong từng khu vực từ không gian, âm thanh, ánh sáng đến con người. Họ có thể được biến hóa thành những nhân vật huyền thoại hay những quái vật nổi tiếng trong các bộ phim kinh điển.
Những nhân vật huyền thoại như Marilyn Monroe và diễn viên hài Charles Chaplin đều được du khách yêu thích.
Nếu như ở “Hollywood”, du khách được chiêm ngưỡng các tòa nhà của lối kiến trúc đặc trưng tại Hollywod với nhà hát mang phong cách Broadway, các quán ăn, cửa hiệu và đi trên Đại lộ Danh Vọng..., thì “Thành phố khoa học giả tưởng” sẽ đưa khách vào thành phố được treo lơ lửng trên không trung hay mô phỏng thế giới dưới lòng đất …
Thậm chí, ai chưa từng biết đến các kim tự tháp thì cũng có thể được tham gia vào chuyến hành trình đến Ai Cập cổ đại bằng việc khám phá lăng mộ của các Pharaoh và những lời nguyền khủng khiếp, giải mã những câu đố hóc búa của Tượng Nhân Sư....
Phim trường Universal Studios Singapore đã sở hữu nhiều kỷ lục như: bộ sưu tập lớn nhất thế giới về các điểm tham quan thuộc hãng phim hoạt hình DreamWorks, công trình tàu lượn siêu tốc song hành cao nhất thế giới, khu vực khoa học giả tưởng duy nhất trên toàn cầu…
Tàu lượn siêu tốc song hành cao nhất thế giới.
Không những vậy, buổi biểu diễn Vũ điệu Chim Sếu ở trong khuôn viên Resort World Sentosa, với độ cao 30m và mỗi chú chim nặng 80 tấn cũng đã đánh dấu buổi biểu diễn robot cao nhất thế giới…
Kỷ lục về biểu diễn Robot cao nhất thế giới và đỉnh cao về công nghệ.
Có thể thấy, một dự án có quy mô như vậy lại được thực hiện trên một hòn đảo có tổng diện tích không quá lớn. Điều đó khiến ta không khỏi suy nghĩ về tính hiệu quả trong quy hoạch cũng như mức độ mạnh dạn trong đầu tư cho du lịch ở Việt Nam, khi còn quá ít những khu du lịch được quy hoạch cho “ra tấm ra món”, và phần lớn còn chưa tận dụng được không gian để triển khai những công trình thực sự ấn tượng, thu hút du khách.
Dịch vụ đi kèm
Sẽ là không đủ nếu nói đến Resorts World Sentosa mà không nhắc tới các dịch vụ ăn, ở. Để du khách có nhiều sự lựa chọn, các khách sạn tại đây được thiết kế với những phong cách khác biệt.
Phòng ngủ được thiết kế dành riêng cho gia đình có trẻ nhỏ.
Chẳng hạn, khách sạn Lễ hội (Festive Hotel) là nơi đặc biệt dành cho các gia đình có trẻ con; còn khách sạn Hard Rock thì lại phù hợp với cá tính sôi nổi của giới trẻ… Các nhà hàng tại Resort World Sentosa cũng đều mang những nét văn hóa ẩm thực đến từ các châu lục khác nhau.
Để phục vụ việc đi lại của du khách, Resorts World Sentosa đã đầu tư xây dựng hệ thống tàu điện 1 ray nối từ khu nghỉ dưỡng ra trung tâm thương mại của thành phố.
Bà Andrea Teo chia sẻ: Mục tiêu của khu nghỉ dưỡng là phải tạo được sự tò mò, mang đến cảm giác mới lạ cho du khách, bên cạnh đó phải bảo đảm được các dịch vụ ăn, ở, đi lại thuận tiện.
Đây là một “bí quyết” đơn giản, nhưng có tính ứng dụng ở mọi nơi, bởi nó đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp được dịch vụ trọn gói và thu hút khách không chỉ tới một lần mà còn trở lại nhiều lần.
Lan Hương

Du lịch Hội An mùa nước lụt


Hồ Sĩ Bình









Du khách nước ngoài lội nước lụt băng qua ngã tư đường Nguyễn Thái Học, phố cổ Hội An. Ảnh: Mai Thành Chương
(TBKTSG Online) - Phố cổ Hội An vốn là một vùng trũng, hễ có mưa lớn kéo dài thì toàn bộ khu phố ngập trong nước. Hàng năm, khi mùa mưa đến và những cơn lũ từ thượng nguồn sông Thu đổ về, các nhà quản lý thành phố mất ăn mất ngủ, người dân vừa khổ sở vì lụt lội lại vừa lo lắng, bởi lượng khách du lịch đến phố cổ sẽ giảm mạnh.
Nhưng trong mùa lũ năm nay, theo một số người kinh doanh dịch vụ du lịch tại Hội An, lượng khách nước ngoài  giảm không đáng kể.
Vợ chồng ông Robert Taylor, du khách người Úc cho biết, đây là mùa lũ thứ hai ông bà đến nơi này với mục đích là du lịch mùa lũ. Không những thế, ông còn giới thiệu và rủ bạn bè cùng đi vào dịp này. Bởi vì theo ông, ngoài việc tận hưởng và chiêm ngắm không gian êm đềm thân thuộc đặc thù của phố xưa, du khách có cơ hội khám phá một quang cảnh mới lạ với những cảm giác chưa hề được trải qua trong đời khi chứng kiến toàn thành phố ngập trong nước.
Rêu vẫn xanh lên từ vạn cổ. Ảnh: Mai Thành Chương
Thật thế, khi mà Hội An trở thành “con phố như dòng sông uốn quanh”, du khách đi thuyền, chèo đò, chụp ảnh quay phim, kể cả lội nước, dầm mình trong mưa một cách rất khoái chí và thích thú đến hồn nhiên. Trên khuôn mặt người nào cũng lộ vẻ tươi cười, hân hoan khi được ngồi trên chiếc đò chèo qua những ngõ ngách vắng bóng người, những con đường sông uốn lượn khắp phố. Với khách Tây, những điều mới lạ luôn là mối quan tâm của họ khi đi du lịch.
Thời điểm đầu mùa đông cũng là lúc không gian, cảnh vật Hội An đẹp lạ lùng, sau những đợt mưa đầu mùa, rêu lên xanh rợn người trên những mái ngói âm dương, một màu xanh mượt mà, tràn trề sức sống như cất lên từ vạn cổ. Rất nhiều người nước ngoài đã đứng dầm trong nước lũ để ghi lại hình ảnh rêu xanh trên những ngôi nhà cổ mà theo họ không dễ gì bắt gặp ở những nơi khác.
Người dân phố cổ vốn đã quen sống với mưa lũ, cứ đến mùa mưa là ai cũng chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để đối phó nên hạn chế được những tang thương mất mát. Mùa lụt ở Hội An cũng là cơ hội kiếm sống của các ngư dân nghèo. Già trẻ trai gái đều có thể tham gia chèo đò cho du khách. Và dĩ nhiên trên những chiếc đò nhỏ đều được trang bị áo phao đầy đủ.
Có một điều tưởng như nghịch lý, theo các chuyên gia bảo tồn di tích, cũng chính nhờ những cơn lũ hàng năm đã làm kéo dài thêm tuổi thọ cho các ngôi nhà cổ của phố Hội bởi vì nước lụt đã trở thành một "vũ khí" vô tình để tiêu diệt mối mọt, là "kẻ hủy diệt" các loại vật dụng và công trình dùng vật liệu gỗ.
Gần đây, chính quyền thành phố Huế đã đưa "du lịch Mưa Huế" vào trong các chương trình phục vụ du khách lịch tham quan cố đô và đã có những tín hiệu khả quan bước đầu. Vấn đề là thông tin quảng bá,  hình ảnh một cách sống động nhằm lôi cuốn sự chú ý của du khách quốc tế. Vì thế, có lẽ Hội An cũng nên nghĩ tới những tour "du lịch mùa lụt". Tại sao không nhỉ?!
Ông bà Robert Taylor, du khách đến từ Úc. Ảnh: Mai Thành Chương
Đi thuyền ngắm... phố lụt ở góc đường Phan Bội Châu. Ảnh: Mai Thành Chương

Du lịch Bà Nà - Núi Chúa

Du lich Ba Na Nui Chua
Toàn cảnh khu du lịch Bà Nà
Nằm cách TP. Đà Nẵng 38km về phía tây, thuộc xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, núi Bà Nà cao 1487m. Người dân địa phương gọi khu du lịch này là “Bà Nà - Núi Chúa” hay “Bà Nà - Suối Mơ”.
Ngày từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho xây dựng những ngôi biệt thự lộng lẫy trên núi Bà Nà và biến nó thành Đà Lạt thứ 2 của VN.
Một ngày cuối tuần, bạn có thể đăng ký tour du lịch 1 ngày hoặc 2 ngày để tham quan và nghỉ dưỡng tại khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa.
Du lich Ba Na Nui Chua Du lich Ba Na Nui Chua
Cầu treo trên đỉnh Bà Nà
Khu biệt thự Lâm Thúy tĩnh lặng trong rừng sâu
Tại đây du khách có thể tham quan các ngôi biệt thự có từ thời Pháp, những ngôi chùa cổ kính nằm trên lưng chừng núi, chiêm ngưỡng những loài hoa cỏ miền xứ lạnh hay ngồi cáp treo để ngắm cảnh núi rừng mêng mông của miền Trung.
Bà Nà còn đẹp hơn khi màn đêm xuống, lúc này du khách sẽ phóng tầm mắt ra xa để thấy được toàn cảnh của TP. Đà Nẵng lung linh dưới ánh đèn rực rỡ. Du khách cũng có thể tham gia vào các hoạt động văn nghệ, lửa trại được tổ chức hàng đêm tại đây, mang đầy không khí giao lưu, hữu nghị.
Đến Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được thời tiết lạ lùng: sáng mùa xuân, trưa mùa hạ, chiều mùa thu và đêm là mùa đông. Đây quả là nơi nghỉ mát lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên, thích nghỉ dưỡng.
KHẮC HUY

VN trở thành "mốt" du lịch mới của người Nga

Khách du lịch Nga đang quay lại Việt Nam vì ưu thế biển, an ninh tương đối tốt và giá cả có vẻ rẻ.
VN tro thanh mot du lich moi cua nguoi Nga
 Du khách Nga chọn Việt Nam nhiều. Ảnh minh họa
Đón tết âm lịch của năm Rồng tại Việt Nam thậm chí trở thành một hướng “xuất hành” cho không ít người Nga trong cuộc sống thương mại hoá hiện nay.
Hầu như đã bán hết vé tour du lịch trong kỳ nghỉ đầu năm tại các nước được người Nga chuộng. Hiệp hội tour du lịch Nga cho hay “nóng” nhất vẫn là các tua đi Ai Cập, cho dù theo tổng kết năm, các chuyên gia chỉ ra rằng dòng người du lịch Nga sang xứ sở này đã giảm tới 40% trong năm vừa rồi.

Cầu đối với các tua sang Thái và Praha vẫn cao như trước. Các hướng du lịch trở nên thời thượng trong năm vừa rồi là Việt Nam và Mexico, với doanh số bán tua cao hơn nhiều so với năm 2010. Nhưng nhìn tổng quát, số lượng tour được bán trong dịp nghỉ năm mới là không cao.
(Theo Bee)

PHONG NHA - QUẢNG BÌNH (3N)

 Giá:   Thời gian đi:   3 ngày 2 đêm. Phương tiện:   Hàng không Ngày khởi hành:   Theo yêu cầu
Ẩn mình trong những dãy núi đá vôi hùng vĩ, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng đã trở thành điểm đến thú vị trên dải đất miền Trung nắng gió Quảng Bình. Rẽ sóng nước ngược dòng sông Son những chiếc thuyền mộc đưa du khách lạc vào mê cảnh của động Phong Nha và Tiên Sơn trong sắc xanh biêng biếc của non nước hữu tình. Du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước muôn vàn thạch nhũ hình thù kỳ lạ, những dòng sông ngầm kỳ vĩ, tận mắt chiêm ngưỡng quần thề động thực vật quý hiếm chỉ có nơi đây...

Ngày 01: SÀI GÒN - ĐỒNG HỚI

Quý khách tập trung tại sân bay Tân Sơn Nhất (Ga đi trong nước) bay đi Đồng Hới. Xe đón quý khách về trung tâm. Trên đường đi, quý khách có dịp thưởng lãm phong cảnh tại:
• Quảng Bình Quan
• Sông Nhật Lệ
• Di tích bến đò và tượng đài Mẹ Suốt

Ăn trưa. Đến resort, nhận phòng nghỉ ngơi tại Sun Spa resort.
Buổi chiều, quý khách tự do tắm biển, tắm hồ bơi tại Sun Spa.
Ăn tối. Nghỉ đêm tại resort.

Ngày 02: PHONG NHA KẺ BÀNG - DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI

Ăn sáng. Khởi hành tham quan quần thể Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
• Đi thuyền ngược dòng sông Son
• Động Phong Nha (động ướt)- một trong những hang động dài và đẹp nhất
• Động Tiên Sơn (động khô) - được mệnh danh “Lâu Đài Nhũ Đá”

Ăn trưa. Đoàn trở về resort nghỉ ngơi, tắm biển,…
Ăn tối. Nghỉ đêm tại resort

Ngày 03: ĐỒNG HỚI - SÀI GÒN

Ăn sáng. Xe đưa quý khách ra sân bay, đón chuyến bay trở về Sài Gòn.
Kết thúc chuyến đi. Hẹn gặp lại.
GIÁ TOUR TRON GÓI VÀ NGÀY KHỞI HÀNH THEO YÊU CẦU CỦA ĐOÀN KHÁCH
DỊCH VỤ BAO GỒM:
- Xe đưa đón và phục vụ theo chương trình
- Nghỉ đêm: 2 đêm tại Sun Resort 4: 02-03 khách người lớn/phòng.
- Ăn: 02 bữa sáng + 02 bữa tại resort + 02 bữa tại nhà hàng địa phương
- Phí thuyền, tham quan theo chương trình
- Hướng dẫn viên địa phương tiếng Việt.
- Nón FIDITOUR + khăn lạnh + nước tinh khiết 01 chai 0.5 lít/ khách/ ngày
- Hỗ trợ taxi đến điểm tập trung trị giá 40.000đ/khách người lớn
- Bảo hiểm du lịch: mức tối đa 20.000.000 đồng / trường hợp

KHÔNG BAO GỒM:
- Giá vé máy bay khứ hồi Sài Gòn – Đồng Hới – Sài Gòn
- Các chi phí cá nhân khác: điện thoại, giặt ủi, thức uống ngoài chương trình, lệ phí chụp ảnh tại các điểm tham quan,…
- Tiền tip trong chuyến đi cho nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên, tài xế.

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI:
- Quý khách có thẻ VIP, thẻ ưu đãi
- Quà tặng dành cho trẻ em dưới 12 tuổi

HÀ NỘI - LÀO CAI - SAPA (5N)

 Giá:   Thời gian đi:   5 ngày 4 đêm. Phương tiện:   Hàng không Ngày khởi hành:   Thứ ba hàng tuần

Được mệnh danh là mảnh đất ngàn năm văn hiến với đủ bốn mùa xuân-hạ-thu-đông, Hà Nội luôn có sức quyến rũ đặc biệt du khách khắp nơi với bích đào Nhật Tân, chợ hoa Hàng Lược, với hoa sữa nồng nàn, với quán cóc liêu xiêu và 36 phố phường luôn dập dìu du khách … Đến với Hà Nội để tự hào và thêm yêu mảnh đất ngàn năm văn hiến... Lên Sa Pa - một thị trấn nghỉ mát đẹp và thơ mộng nằm ở độ cao 1.500-1.800 m so với mực nước biển với đủ bốn mùa xuân hạ thu đông trôi qua trong một ngày. Cái đẹp như tranh thủy mạc ở SaPa không phải nơi nào cũng có được. Một chuyến đi thú vị đang đón chờ du khách!
Ngày 01: SÀI GÒN – HÀ NỘI – LÀO CAI (máy bay + xe lửa)
Quý khách tập trung tại phi trường Tân Sơn Nhất (cột số 14, ga đi trong nước) đón chuyến bay buổi chiều đi Hà Nội. Đón quý khách tại sân bay Nội Bài, đưa đoàn về Hà Nội dùng cơm tối. Sau đó, ra Ga Hà Nội đón chuyến tàu SP3 đi Lào Cai 22h00. Nghỉ đêm trên tàu.

Ngày 02: LÀO CAI – SAPA

06h00 Đến Lào Cai. Ăn sáng. Tiếp tục khởi hành đi Sapa. Quý khách sẽ được dịp thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp và dừng lại chụp ảnh trên đường đi. Đến Sapa nhận phòng, nghỉ ngơi. Ăn trưa.
Buổi chiều, đoàn sẽ tham quan:
• Các biệt thự cổ kính thời Pháp
• Thác Bạc
• Bản Cát Cát (dân tộc H’Mông)

Ăn tối. Quý khách tự do dạo phố tìm hiểu cuộc sống của các dân tộc vùng cao Tây Bắc.

Ngày 03: SAPA – LÀO CAI – HÀ NỘI (xe lửa)

Ăn sáng. Đoàn sẽ tham quan:
• Khu du lịch Hàm Rồng với các vườn hoa lan muôn màu khoe sắc, với Cổng Trời, Sân Mây nơi qúy khách hòa quyện vào mây, trời, non nước và ghi lại các bức ảnh toàn cảnh thị trấn Sapa trong sương. Xem biểu diễn ca múa nhạc dân tộc (chi phí vé tham quan tự túc)
• Bản Tả Phìn (dân tộc Dao)

Ăn trưa. Trở về Lào Cai. Quý khách sẽ tham quan:
• Đền thờ Trần Hưng Đạo hoặc đền thánh Mẫu
• Cửa khẩu biên giới Việt Trung – Hà Khẩu
• Chợ Cốc Lếu

Ăn tối. 21h00, đoàn sẽ đón chuyến tàu SP2 để khởi hành về lại Hà Nội. Quý khách nghỉ đêm trên tàu.

Ngày 04: HÀ NỘI – THỦ ĐÔ NGÀN NĂM VĂN HIẾN
Đón khách tại Ga Hà Nội lúc 05h00, đưa Quý khách đi ăn sáng, xe đưa đoàn đến Bắc Ninh, tham quan:
• Đền Đô (Đền Lý Bát Đế) thờ 8 vị vua nhà Lý với một vương triều vàng son và giai đoạn lịch sử rực rỡ của dân tộc.
• Đình Đình Bảng, một công trình kiến trúc giàu tính dân tộc, chạm khắc trang trí điêu luyện tinh xảo, chau chuốt, hài hoà,…
• Ăn trưa và thưởng thức chương trình biểu diễn di sản văn hóa phi vật thể “Dân ca Quan Họ”.

Về lại Hà nội nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi. Chiều tham quan:
• Hồ Hoàn Kiếm (Tháp Bút, tháp Rùa, cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn)
• Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của Việt Nam
• Ghé mua đặc sản tại chợ Đồng Xuân.

Ăn tối buffet 3 miền. Quý khách có thể thư thả dạo quanh “Hà Nội – 36 Phố Phường” để khám phá cuộc sống của Hà Nội về đêm. Nghỉ đêm tại Hà Nội.

Ngày 05: HÀ NỘI – SÀI GÒN (máy bay)

Ăn sáng. Đưa quý khách đến:
• Viếng Lăng Hồ Chủ Tịch (quý khách ăn mặc lịch sự khi viếng Lăng Bác)
Ăn trưa. Sau đó xe đưa ra sân bay Nội Bài, làm thủ tục đón chuyến bay chiều về Sài Gòn. Kết thúc chương trình và hẹn ngày gặp lại.
(Giờ bay, giờ xe lửa & thứ tự chương trình có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của chuyến đi)
GIÁ TOUR DÀNH CHO KHÁCH GHÉP ĐOÀN: đồng/khách.
(Áp dụng cho ngày thường, hiệu lực từ tháng 1/2011, có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm)
GIÁ TOUR
Khách sạn 3 *
VN + Kiều bào
Ngoại Quốc
Giá vé máy bay SG-HN-SG
Phụ thu phòng đơn




(*) Giá vé máy bay có thể thay đổi tùy theo qui định của hãng hàng không Vietnam Airlines

DỊCH VỤ BAO GỒM:
- Xe đưa đón và phục vụ theo chương trình
- Vé tàu lửa (giường nằm, mềm, máy lạnh) tuyến Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội
- Khách sạn tiện nghi : loại phòng loại tiêu chuẩn, 02 khách người lớn/phòng.
- SAPA : Holiday Sapa,…
- HÀ NỘI : Maidza, Công Đoàn HN,…
(hoặc các khách sạn khác tiêu chuẩn tương đương)
- Các bữa ăn theo chương trình : 04 bữa ăn sáng và 08 bữa ăn chính (1 bữa buffet 220.000 đồng/bữa và các bữa còn lại 80.000 đồng/bữa).
- Phí tham quan theo chương trình.
- Nón Fiditour + khăn lạnh + nước tinh khiết 01 chai 0.5 lít/ khách/ ngày
- Bảo hiểm du lịch: mức tối đa là 20.000.000đ/trường hợp
- Hỗ trợ taxi đến điểm tập trung trị giá 40.000đ/khách người lớn (2 lượt)

KHÔNG BAO GỒM:
- Vé máy bay khứ hồi chặng Sài gòn - Hà Nội - Sài Gòn.
- (*) Giá vé máy bay có thể thay đổi tùy theo hạng vé, điều kiện xuất vé & qui định của hàng không
- Các chi phí cá nhân khác: điện thoại, giặt ủi, thức uống ngoài chương trình, lệ phí chụp ảnh tại các điểm tham quan,…
- Tiền tip trong chuyến đi cho nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên, tài xế.

DỊCH VỤ TỰ CHỌN THÊM:
- Ẩm thực địa phương: chả cá lã vọng, bánh tôm hồ Tây, bún chả Hà Nội, thắng cố, cơm lam.
- Vận chuyển: tàu Victoria (qúy khách nghỉ tại Victoria Sapa).
- Khách sạn: Sofitel Metropol, Sheraton, Melia (Hà Nội); Victoria, Topas (Sapa) …
- Điểm tham quan: Lao Chải-Tả Van, Bắc Hà (Sapa); Các Làng nghề truyền thống tại Hà Nội (Chi phí của các chương trình này không bao gồm trong giá tour).

THÔNG TIN HƯỚNG DẪN CHUNG
* GIÁ TOUR CHO TRẺ EM :
• Trẻ em dưới 02 tuổi : 10% giá vé máy bay; miễn giá tour. Cha, mẹ hoặc người thân đi kèm tự lo các chi phí ăn, ngủ, tham quan (nếu có) cho bé.
• Trẻ em từ 02 – dưới 05 tuổi : 75% giá vé máy bay; miễn giá tour. Cha, mẹ hoặc người thân đi kèm tự lo các chi phí ăn, ngủ, tham quan (nếu có) cho bé. Hai người lớn chỉ kèm 1 trẻ em dưới 5 tuổi, em thứ 2 trở lên phải mua ½ vé tour.
• Trẻ em từ 05 – dưới 12 tuổi : 75% giá vé máy bay; 50% giá tour. Bao gồm các dịch vụ ăn uống, ghế ngồi trên xe và ngủ chung với gia đình. Hai người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, em thứ 2 trở lên cha mẹ nên mua thêm 1 suất giường đơn.
• Trẻ em từ 12 tuổi trở lên : 100% giá tour và tiêu chuẩn như người lớn.

* THANH TOÁN:
• Khi đăng ký, quý khách vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân do nhân viên Fiditour yêu cầu. Đặt cọc 50% để giữ chỗ. Số tiền còn lại sẽ thanh toán trước ngày khởi hành 5 ngày làm việc (đối với tour định kỳ, ngày thường) và 10 ngày làm việc (đối với tour lễ tết, sự kiện, lễ hội).
• Thanh toán bằng tiền mặt tại công ty và các chi nhánh hoặc chuyển khoản tới tài khoản ngân hàng của FIDITOUR :
Tên tài khoản : CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TÂN ĐỊNH FIDITOURIST.
Địa chỉ : 127-129 Nguyễn Huệ, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngân hàng : Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - chi nhánh Tp.HCM
Tài khoản : VNĐ 007 10000 14726.
USD 007 13700 91617.

• Trường hợp thanh toán bằng coupon do Fiditour phát hành, quý khách vui lòng báo thông báo cho nhân viên kinh doanh và thanh toán bằng bản chính cho nhân viên ngay khi tiến hành đặt cọc cho chuyến đi.

* CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI:
• Quý khách có thẻ VIP, thẻ ưu đãi
• Quà tặng dành cho trẻ em dưới 12 tuổi

* ĐIỀU KIỆN HỦY DỊCH VỤ :
• Tour Du Lịch (định kỳ, ngày thường) :
- Từ sau khi đăng ký tour đến 3 ngày trước ngày khởi hành : phí hủy 10% tiền tour.
- Hủy tour 3-2 ngày trước ngày khởi hành : phí hủy 20% tiền tour.
- Hủy tour 24 tiếng trước ngày khởi hành : phí hủy 30% tiền tour.
- Hủy tour ngay trong ngày khởi hành : phí hủy 80% tiền tour.
Trường hợp quý khách đến trễ giờ khởi hành được tính là hủy ngay trong ngày.
Quý khách chuyển đổi tour sang ngày khác phải báo trước 5 ngày khởi hành, sẽ không chịu chi phí hủy tour. Nếu trễ hơn, sẽ căn cứ theo qui định trên và chỉ được chuyển ngày khởi hành tour 1 lần.
(Các ngày trên chỉ tính theo ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần)
• Tour Du Lịch (Lễ, Tết, Sự kiện, Lễ Hội) :
- Từ sau khi đăng ký tour đến 7 ngày trước ngày khởi hành : phí hủy 40% tiền tour.
- Hủy tour 7-5 ngày trước ngày khởi hành : phí hủy 50% tiền tour.
- Hủy tour trong vòng 5 ngày trước ngày khởi hành : phí hủy 70% tiền tour.
- Hủy tour ngay trong ngày khởi hành : phí hủy 100% tiền tour.
Trường hợp quý khách đến trễ giờ khởi hành được tính là hủy ngay trong ngày.
Quý khách chuyển đổi tour sang ngày khác phải báo trước 7 ngày khởi hành, sẽ không chịu chi phí hủy tour. Nếu trễ hơn, sẽ căn cứ theo qui định trên và chỉ được chuyển ngày khởi hành tour 1 lần.
(Các ngày trên chỉ tính theo ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần)
• Trong trường hợp hủy chuyến đi vì lý do khách quan (hỏa hoạn, thiên tai, tai nạn, dịch bệnh, đình công; hay do hàng không, tàu lửa, tàu thủy…) FIDITOUR sẽ hoàn lại toàn bộ những chi phí chưa được sử dụng cho việc tổ chức dịch vụ và không bồi thường thêm bất kỳ khoản nào khác. Tuy nhiên mỗi bên có trách nhiệm cố gắng tối đa, giúp đỡ bên bị thiệt hại nhằm giảm thiểu các tổn thất gây ra vì lý do bất khả kháng.
• Trường hợp hoàn / hủy và đổi vé máy bay / vé xe lửa / tàu cao tốc :
- Vé Máy Bay / vé xe lửa / vé tàu cao tốc được xuất ngay sau khi quý khách đóng tiền và có xác nhận sự chính xác về họ, tên (đúng từng ký tự ghi trong hộ chiếu hoặc CMND), ngày-tháng-năm sinh … của hành khách theo yêu cầu của hãng vận chuyển. Mọi sự thay đổi liên quan đến vé đã xuất: ngày giờ đi, tên hành khách, hủy vé, quý khách vui lòng chịu chi phí theo qui định của hãng vận chuyển.

* LƯU Ý:
• Quý khách mang bản chính CMND đối với khách Việt Nam và bản chính HỘ CHIẾU đối với Kiều bào & ngoại quốc. Đối với khách Kiều bào & ngoại quốc nhập cảnh bằng visa rời, vui lòng mang theo visa và tờ khai hải quan khi đi du lịch.
• Trẻ em (dưới 14 tuổi) khi đi du lịch, nếu không có Cha hoặc Mẹ đi cùng phải có giấy ủy quyền của Cha Mẹ và có xác nhận của công an địa phương và mang theo giấy khai sinh (bản chính hoặc sao y có thị thực) để làm thủ tục hàng không và các thủ tục hành chính khác.
• Quý khách có mặt tại sân bay ít nhất 90 phút trước giờ khởi hành đối với các tour khởi hành bằng máy bay; 30 phút đối với các tour khởi hành bằng xe lửa; tối thiểu 15 phút đối với các tour khởi hành bằng xe và nên mang theo hành lý gọn nhẹ, va li không quá cồng kềnh. Dịp cao điểm theo quy định của hãng vận chuyển.
• Một số thứ tự, chi tiết trong chương trình; giờ bay; giờ xe lửa; giờ tàu cao tốc có thể thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của chuyến đi (thời tiết, giao thông…)
• Công ty xuất hóa đơn cho du khách có nhu cầu (Hạn chót: sau 7 ngày kết thúc chương trình du lịch).
• Qui định nhận & trả phòng tại các khách sạn / resort: nhận phòng sau 14h và trả phòng trước 11h ./.