(Kể chuyện du lịch động Thiên Đường - Phuot.vn)
Kỳ ảo động Thiên Đường
Cuối tháng 5-2010, sau một thời gian khảo sát, tính toán các thông số khi trở lại thám hiểm hang Thiên Đường lần thứ 2, tiến sĩ Howard Limbert (Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh - BCRA) đã công bố chiều dài hang là 31km – một kỷ lục mới đối với hệ thống hang động tầm cỡ thế giới tại Quảng Bình (so với các hang Vòm dài 15km, hang Phong Nha đang khai thác dài 8,5 km, hang Khe Ry dài 19 km, hang Tối dài 5 km, hang Cà Ròon 3 km, hang Rục Môn 2,8 km, hang Tiên 2,5km, hang Én 1,6km, hang Sơn Đoòng 7,2km …). Trước đó tháng 8-2005, BCRA đã phát hiện và công bố những hình ảnh đầu tiên vô cùng kỳ vĩ của hang Thiên Đường của Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Bình.
Nhủ đá như một tòa lâu đài.
Thiên tạo từng gian phòng lớn riêng biệt khi vào sâu bên trong.
Nhân dịp tháp tùng đợt khảo sát của Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng trước khi đưa vào sử dụng khai thác du lịch, chúng tôi giới thiệu bạn đọc chuyến du thám thú vị này. Từ Thị xã Sơn Trạch, chúng tôi qua cầu Xuân Sơn, theo đường Hồ Chí Minh nhánh Đông vượt qua sông Troóc rồi rẽ trái ngược lại theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây men theo sông Chày đến km số 16. Đến đây, mọi người phải xuống ôtô và cắt đường rừng thêm 2 giờ lội bộ trên những đoạn đường gập ghềnh xen đá tai mèo bén ngót. Một con suốt đẹp như tranh chảy song song bên phải hướng vào hang. Tiếp tục, đoàn khảo sát phải trèo lên núi đá vôi và cửa hang nằm ở độ cao 200m (trên bản đồ ta có thể phỏng định Thiên Đường nằm gần hang Mẹ Bồng Con).
Xăng phải mang theo cho máy phát điện.
Máy phát điện được khiêng vác theo, vì không có nó đoàn thám hiểm coi như bị mù.
những cây cổ thụ ngả chắng đường đi
Dây rừng trên lối đi
Dùng dây rừng cột lên một thân cây ngay miệng hang, từng người phải đu xuống, ngay cả máy phát điện cũng được đưa xuống vì đường trong hang tối đen. Đi sâu vào trong xuất hiện một vòm hang cao như một thánh đường và rộng hơn 100 m. Từ “gian phòng” này đến “gian phòng” khác, những kỳ ảo trong hang làm bất ngờ đoàn du thám. Một bức tượng Phật bà, khoảng ruộng bậc thang, một cột đá chống trời, một bể bơi, một thác nước ánh kim tuyến và vô số thạch nhủ kết tủa thành những hình thù mà mỗi góc nhìn đều có những tưởng tượng khác nhau. Khác với loại hang cụt, Thiên Đường là hang có nhiều cửa hang thông gió giúp nhà thám hiểm có thể đi sâu vào trong mà không sợ khí độc tích tụ.
Mọi người tập trung ăn uống nghỉ lấy sức trước miệng hang rất bé.
Dùng dây rừng đu xuống hang.
Hơn 20 phút mò mẫm và đánh vật với máy phát điện- là con mắt của cả đoàn khi vào bên trong hang
Hang bị máy bay Mỹ bắn phá lắp miệng hang trong chiến tranh, đoàn thám hiểm phải chui và đu dây từng người một xuống.
Một thác nước khồng lồ
Các thanh đàn đá phát ra âm thanh khi có người gõ vào.
Những khối đá với nhiều hình dạng thú khác nhau.
Sâu phía trong, một nhóm thạch nhủ như những đồng tiền xu.
Một thạch nhủ như miệng con rồng.
học sinh trường tiểu học Bố Trạch 2 (Quảng Bình) - những người chủ nhỏ của PN-KB
Cảnh đẹp trên đường đến Thiên Đường
Quần thể Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ đẹp vì có các hang động mà nó còn hệ thống sông, suối, thác, hồ, đập đẹp mê hôn. Nhiều ngọn núi chia cắt địa hình tạo thành những vách núi chắn gió dài hàng chục km và làm cho sông suối ở đây có độ uốn khúc lớn. Ngoài ra các mạch nước ngầm trong núi, đá vôi cũng tạo ra một hệ thống sông ngầm, suối vô cùng phong phú.
Đây là con suối Moọc hay Mọc, nó "mọc" lên từ chân núi địa hình karst .Suối Mọc với một dòng nước lớn bất tận phun lên từ chân một dãy núi đá vôi. Nhiều khả năng suối Mọc là điểm cuối của một dòng sông ngầm mà điểm đầu là hang Vòm có tổng chiều dài khoảng 15.550m
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình, rộng 85.000ha, có hàng nghìn đỉnh núi đá vôi rừng phủ xanh ngút ngàn. Nhiều hang động mới, dòng sông, ngọn thác hay những loại cây, loài thú mới vừa được phát hiện.
Các chuyên gia cho rằng rất có thể bên trong những dãy núi lớn là những hang động diễm lệ, bên dưới có thể là những dòng sông ngầm chằng chịt, và vùng rừng này nhiều khi có cả những loài chưa hề được ghi nhận trên thế giới...
Thác Gió tuyệt mỹ nằm ẩn sâu trong rừng
Những tour mới tại Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ mở rộng phục vụ du khách như: tham quan vườn thực vật, thác Gió, chinh phục sông Chày, khám phá hang Tối, suối Mọc và vùng rừng nguyên sinh cùng nhiều di tích, chứng tích chiến tranh điển hình trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại...
Suối Trạ Ang -trước đây gọi là ngầm Trạ Ang (Chà An) nổi tiếng là khu vực trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ, nằm ngay ngã tư đường 20 và đường HCM đông Trường Sơn nhánh Tây, cách biên giới với Lào 39km- được nhận định có nhiều khả năng chảy xuyên vào lòng núi, làm dòng chảy chính cho “Phong Nha đệ nhất động”
Không chỉ có thế, hàng nghìn đỉnh núi sừng sững với những vách đá dựng đứng cao hàng trăm mét, hàng chục hẻm núi thăm thẳm và bí hiểm, hàng trăm thác ghềnh, sông, suối đang ẩn chứa một tiềm năng bất tận về du lịch mạo hiểm...
Thác Mệ Loan (do chúng tôi đặt tên, vì gần đó có một quán nước nhỏ của mệ Loan) nằm tại km31 đường Hồ Chí Minh nhánh tây thuộc hành lang Đông. Những suối, thác mỹ miều như thế này có rất nhiều tại các khe núi Phong Nha - Kẻ Bàng
Ở “Phong Nha đệ nhất động”, hơn 300 hang động đã được phát hiện. Nhiều hệ thống hang động - sông ngầm ở đây được ghi nhận là dài nhất, đẹp nhất và độc đáo nhất trên thế giới. Một phần nhỏ trong số đó đang đón khách tham quan hằng ngày...
Phía thượng nguồn sông Chày
Dòng sông Chày mang một màu xanh đặc biệt gần như chỉ có ở Phong Nha - Kẻ Bàng, mà theo nhiều chuyên gia địa chất trên thế giới, được tạo thành do chất canxi núi đá bị bào mòn hòa tan vào nước
Năm 2002, một chuyên gia người Nga đã đề nghị đưa giá trị địa chất, địa mạo, địa hình karst cổ thuộc hàng hiếm có trên thế giới thành một trong bốn hệ giá trị tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vào hồ sơ đệ trình Ủy ban Di sản thế giới (WHC) của UNESCO để công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Và một năm sau đó, năm 2003, tại kỳ họp lần thứ 27 của WHC ở Paris, chính nội dung trên đã đưa Phong Nha - Kẻ Bàng vào hàng những di sản thiên nhiên mang giá trị toàn cầu.
Gữi thêm ảnh bàn đồ, sa bàn để các ace hình dung ra vị trí
hang Thiên Đường ở vị trí (vòng tròn bút bi có mũi tên chỉ vào)
hang Thiên Đường nằm góc trên bên phải
Thiên Đường đây:
Từ ngã ba Khe Gát vào, mùa này các cánh đồng trồng bắp nhìn rất đẹp :
Một đoạn khác :
Các xe nhỏ đi tham quan cũng xuất hiện , một con đang đậu - chắc đang "làm ăn" đâu đó,đoạn này rất ấn tượng với con suối với màu nước xanh đặc biệt như các bác đã nói đó ah!
Vào một đoạn nữa từ Khe Gát thì thấy một trạm kiểm lâm! phải ngừng lại nói với mấy anh gác cổng là vào thiên đường thì cổng mới mở, mới đi tiếp nha!
nhân tiện anh - chị nào muốn vào suối Mọc thì dừng lại ở đây mua vé trước khi đi tiếp - vì chạy tới một đoạn ngắn nữa thì thấy cổng vào kdl này bên trái đường - hình như kiểm lâm kiêm bán vé thì phải!!!
Ngay tại khu vào Hang Mẹ Bồng Con là lối với khu vực động chính, động Thiên đường! Người ta đã làm hẳn một đường bê tông khá bằng phẳng, dễ đi nữa!
Thiên Đường nhìn từ bên trong, phía sau hình là lối vào :
Có thể thấy ánh sáng ngay cửa vào, anh - chị tưởng tượng khi vừa vào hơi nhỏ, khá giống động Thiên Cung hay hang Dấu Gỗ Hạ Long - nhưng vừa qua cửa, theo lối cầu gỗ nhân tạo dành cho khách du lịch thì thấy trần hang khá rộng!
theo bản đồ động Thiên Đường thì cây cầu gỗ nhân tạo này khá dài - khoảng 1 km từ cửa hang vào trong ( trong tổng chiều dài 31,4 km do hiệp hội khám phá hang động Anh - Việt công bố! Được cho là hang khô dài nhất châu Á ah).
Lại cây cầu gỗ :
Chú ý là đây là đường dẫn 02 chiều nha! Sau khi theo cây cầu này vào tham quan phía trong 1 km - thì phải quay ngược lại đường cũ để ra cửa hang! Một đường duy nhất! các bác đừng có ý định đi hết 31,4 km nha! Xin cang đó!
Cuối câu cầu gỗ nó như thế này :
Cũng công nhận là cây cầu gỗ được thiết kế khá chuẩn, dọc theo con đường đi tham quan có các ghế hai bên thành cầu cho bạn - nếu bạn thấy mỗi chân!
Hun hút cuối con đường :
Nghe đâu chiều dài 31,4 km do con người khám phá ra chỉ là đoạn hang chính, nơi các nhà thám hiểm khám phá ra - còn hang này còn dài nữa không thì chưa ai đi hết được! Ghê thật
Các hình ảnh đẹp trong Thiên đường :
Chú ý nhủ này vẫn đang phát triển nha :
Cái gì đây :
ruộng bậc thang Tây Bắc :
Cô đơn giữa rừng hoa :
nghe đâu người khám ra hang động này là một người đi rừng địa phương tên là Ngô Phong thì phải; khi đi rừng ngang khu vực này những năm 1995 thì nghe một luồn gió rất mạnh thổi ra từ hẻm núi, theo kinh nghiệm đi rừng lâu năm thì Ông biết ngay có hang rỗng trong núi ...Vì vậy mà chúng ta có thêm Thiên đường để cho các Phượt khám phá! Ông liền báo cho lãnh đạo địa phương - chúng ta do thiếu kinh nghiệm, tiền bạc nên phải nhờ hiệp hội khám phá hang động bên Anh quốc !
lại nghe đâu ông Ngô Phong được tặng một bằng khen "Dícover The cave '' và hết ah!
Các Phượt thấy câu cầu thang và cầu dẫn trong Thiên đường không? nghe giới thiệu toàn gỗ mít ah - nên nhớ là chúng ta đang ở vùng lỗi Phong Nha - Kẻ bàng nha! Nhớ đến câu :" Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất " của bác Thienson. em đọc bài của bác mà cười ...ra nước mắt!
trở lại thiên đường thui - lan man quá :
nhũ đá này :
Hoa đá - em chưa thấy bao giờ:
Phượt nhìn ra ngôi nhà Rông tây Nguyên không :
hy vọng bạn sẽ đến Thiên Đường :
0 nhận xét:
Đăng nhận xét