(Kể chuyện du lịch Quảng Nam - Phuot.vn)
Đường ngày càng khó đi,tôi lọ mọ theo 2 người đi cùng chuyến để bớt hiu quạnh và nhất là có người để nhờ khiêng xe
Đoạn thông nhau giữa con đường khong tên này với đường HCM gần làng thanh niên A sờ xấu khủng khiếp,nếu đi 1 mình thật chẳng có cách gì qua nổi
Hai người bạn đồng hành vì hăng hái dẫn đường nên lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan...
Riêng tôi vì đã thấm nhuần câu nói của ông bà...
Ăn cỗ đi trước,lội nước theo sau
nên cũng đỡ vất vả được ít nhiều,
Xe này chả cứ phải có chân chống mới tự đứng được
Gương mặt thất thần của người bạn đồng hành vì đói ,vì mệt,phía trên kia bờ taluy dương mang theo 1 túi bùn khổng lồ cứ chực ụp xuống đầu kẻ lữ khách...
Ở xứ Việt ta cũng có nhiều suối bùn khoáng để du khách tắm ,nhưng tắm bùn kiểu này tôi mới gặp lần đầu

Tắm bùn này vào nó có phai bớt màu phong sương của kẻ lãng du dọc đường gió bụi chăng?
Hay nó sẽ làm cho hành trang mang theo cuộc sống của ta càng đong đầy thêm nhiều kí ức đáng nhớ trên đường phượt...
Con suối cuối cùng của cung đường này trước khi gặp đường HCM.
Ngày xưa nơi đây là 1 cái ngầm kiên cố mà các phương tiện xe cộ qua lại bình thường,thế rồi cơn đại hồng thuỷ năm ngoái kéo đến,con đường xưa giờ thành 1 vết cắt nham nhở,vết cắt của thiên tai...
Những trắc trở về cung đường làm cho cuộc hành trình thêm nhiều vất vả nhưng bù lại những lúc khó khăn như vầy mới thấy tình người thật ấm áp
Dù quen dù lạ,dù là người Kinh hay người dân tộc anh em,khi đứng trước sự trắc trở của thiên nhiên anh em ta đều cùng 1 dạ giúp nhau vượt qua...
Điểm cuối cung đuờng này nơi giao nhau với đường HCM tại làng thanh niên lập nghiệp A sờ
Đường HCM đoạn chạy ngang địa phận huyện Đông Giang vắng lặng,chạy vài chục km không gặp 1 bóng người,vắng lặng ví như trong 1 câu hát:
Trường Sơn ơi...trên đường ta qua không 1 dấu chân người...
Một con suối nhỏ bên ven đường,nơi ta có những phút nghỉ ngơi hiếm hoi trên đường thiên lý...nằm 1 mình trên rặng đá giữa núi rừng Trường Sơn bao la quạnh vắng,bên tai văng vẳng tiếng côn trùng nỉ non xa vắng mà như liên tưởng về nhịp bước quân hành và tiếng hô xung phong của bộ đội ta thưở Vệ quốc...
Cứ tưởng mình là 1 kẻ độc hành lẻ loi, vì tiếng gọi của dòng máu phượt mà dang díu mãi nơi đây,ngờ đâu sau tảng đá kia còn có 1 đôi uyên ương Hồ Điệp đang say đắm...
Giống như đôi uyên ương bươm bướm trong những năm tháng khó khăn này
Ai có thể thoát được mối sầu nhân thế
Trong thế giới phù hoa đó
Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ
Sao còn muốn lên tận trời xanh?
Chi bằng hãy cùng ngủ yên trong sự dịu êm đó...
Một quầy bách hóa tổng hợp nhỏ bé giữa cái bạt ngàn của rừng Trường Sơn.
Anh chị chủ quán là người miền xuôi lên tham gia làm đường HCM xong rồi quyết định gắn bó lập nghiệp nơi đây.
Anh chị kể dạo trước quán ế thê thảm,đôi lúc cả ngày không có 1 người khách nào,chỉ có 2 vợ chồng trẻ và 1 đứa con nhỏ hết vào lại ra,đôi lúc thèm nghe 1 tiếng người mà không được...
Tôi ghé lại quán vào 1 buổi trưa muộn khi mấy anh công nhân người miền Bắc làm thủy điện đã lại vào công trình.
Thật ra trong công trình cũng đã phục vụ tất tần tật về ăn uống nhưng mấy ảnh bảo ở trong đấy quanh đi quẩn lại cũng chỉ là những gương mặt muôn năm cũ.Buổi trưa tranh thủ vù ra 1 lát làm ly cafe đắng và biết đâu gặp người lạ nào đấy đẩy đưa vài câu chuyện dù nhạt nhẽo cũng đủ làm 1 niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống tha hương...
Quán cũng chẳng có gì,tôi gọi 1 gói mì và 1 quả trứng rồi vừa xì xụp húp vừa đãi bôi với chị chủ quán vài câu chuyện không đầu không cuối...
Quán nằm sát bên chân cầu này,bên kia là trạm trộn bêtoong phục vụ việc sửa đường...
Trên đường HCM chạy vô hướng Nam ngay gần làng thanh niên lập nghiệp A sờ có 1 con đường nhựa rẽ tay phải ta chạy mải miết theo đó chừng vài chục km sẽ đến hồ chứa nước và tràn xả lũ của thủy điện A vương
Một cái tên đã rất nổi tiếng rồi nhất là sau trận lũ lịch sử năm 2009...
Để làm nên con đập thủy điện hùng vĩ và không kém phần tai tiếng này không biết có bao nhiêu rừng bị triệt hạ
Vào mùa khô mực nước lòng hồ tụt xuống gần mực nước chết,thủy điện phải hoạt động cầm chừng
Cửa họng lấy nước chính để dẫn nước vào Tuabin cạn gần đến đáy
Họng xả lũ,nơi đây vào ngày 29.9.2009 đã xả 1 dòng lũ khủng khiếp lên đến gần 150 triệu m3 nước với tần suất hơn 3000m3/giây về hạ lưu
Nỗi ám ảnh về trận lũ tang thương năm rồi vẫn hằng sâu trong kí ức của dân xứ Quảng...không dễ phôi pha...
Quốc lộ 14D tuy là con đường huyết mạch của xứ Quảng xuyên qua Nam Lào và Đông bắc Thái,cũng được đầu tư xây dựng nhiều lần thế mà con đường bây giờ nhiều đoạn vẫn còn ngổn ngang đất đá
Lần đầu tiên tôi lên Đắc Ốc cách đây cũng đã mấy năm rồi ,lúc đó là ngày khánh thành cửa khẩu,là người con yêu quê lại được nghe các bác ca ngợi về tương lai của cửa khẩu hoành tráng quá nên tôi cũng theo chân các cụ mà bò lên.
Mỗi tội các cụ đi bằng oto còn tôi lọ mọ 1 mình bằng xe máy giữa cái lạnh vùng cao và cái bụi bặm mịt mù của con đường đang hối hả thi công
Thế mà dăm bảy năm quay trở lại,kẻ lữ khách đã thấy mình già đi nhiều rồi mà con đường ngày xưa,cảnh vật ngày xưa hình như chẳng biến suy...
Những khóm lúa bên đường nhọc nhằn lớn lên bằng những giọt mưa hiếm hoi mà dân ở đây gọi là lúa nước Trời...
Nhưng cũng đôi lúc bên ven triền đồi lại có những vạt lúa ươm vàng,trãi dài như bất tận...
...Từ bàn tay xưa cấy trong gió bấc,
chân lội bùn sâu dưới trời mưa phùn
và đôi tay kia kéo cày thay trâu...
chân lội bùn sâu dưới trời mưa phùn
và đôi tay kia kéo cày thay trâu...
Vì nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh nên dọc 2 bên đường vẫn còn rất nhiều cây rừng cổ thụ chưa bị tàn phá bởi bàn tay lâm tặc...ngang đoạn này nghe anh em nói có cây chò cổ thụ ngàn năm tuổi rất to lớn nhưng tôi chưa có dịp tìm xem...
Và con đường này cũng thật là vắng,chạy xuyên suốt chiều dài 75km mà chẳng gặp được mấy người...
Một con thác nhỏ nằm nép mình bên lộ vắng,nơi ta vục mặt vào trong đó để làn nước giá lạnh làm tan đi cái mỏi mệt trên đường thiên lý...
Tôi tần ngần đứng bên con thác nhỏ trong khung cảnh núi rừng quạnh vắng mà mơ vài năm sau này cửa khẩu sẽ phát triển ,con đường này sẽ tấp nập ngựa xe như con đường 9 đi Lao Bảo bây giờ.Và lúc đó tôi lại lọ mọ đi tìm những cung đường quạnh vắng mới để nhường con đường tấp nập đó cho những người cần sống hối hả hơn tôi...
Ôi...những người muôn năm cũ...,hồn ở đâu bây giờ...
Khoảng tầm đoạn giữa của con đường này thì đường tốt hơn 1 chút nhưng vẫn vắng kinh khủng,đến nổi khi gặp được 1 xe ngược chiều dù biết chắc là 2 bên đều không thể quen biết nhau thế mà vẫn cố ngoái lại vẫy tay chào nhau 1 tiếng cho đến khi khuất bóng nhau mới thôi.
Hai bên đường đầy cỏ lau trắng xóa,mà dòm kỹ hơn hình như là cây đót mà người ta vẫn dùng bện lại làm chổi.Những bông hoa trắng dại mong manh cứ bị ngọn gió đùa trong cái lạnh lùng cô tịch của miền biên ải...
Con đường nằm giữa hai dãy núi vắng lặng thảng hoặc đâu đây vang lên vài tiếng chim rừng kêu lẻ loi khắc khoải...trên cao cao là đường dây tải điện kéo qua nước bạn để phục vụ cho công trình thủy điện mà các bác nhà ta đang qua xây dựng...
Đã sắp đến cực tây của xứ Quảng,từ đây phóng tầm mắt về miền xuôi chỉ thấy lờ mờ những ngọn núi xa xa
Không hiểu sao cứ mỗi lần đi ngang qua khu vực biên giớ dù bất cứ nơi đâu trong Tổ Quốc mình tôi lại lẩm nhẩm lên 1 bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo:
Ấy thế mà tôi đã đi
Dọc đường viền quanh quanh trên bản đồ Tổ Quốc
Cái đường viền li ti dấu chân người thương nước
Thức qua ngày, thức qua đêm
Móng Cái, Lai Châu, Cha Lo, Hà Tiên...
Bao địa danh nghe rưng nước mắt!
Những vùng đất đai... đất đai xa khuất
Như cuối chân trời, như bị lãng quên
Nhện vẫn chăng tơ nhắc nghề dệt vải
Gặp mẹ Âu Cơ quanh bập bùng đống lửa
Quanh bao nòng súng bình yên sao xanh
Những vùng rừng hoa ban, hoa ban
Hoa ban trắng vô tư, ngây dại
Cô gái Tày mời tôi nhấp rượu
Đàn tính, tay người, lá nguỵ trang...
Những đêm trăng mờ ảo cây rừng
Cây rừng cháy, cây rừng đâm lộc
Tên bạn học ngày nào tôi bỗng gặp
Trên tấm bia dựng vội cuối Trường Sơn
Tiếng đàn ta-lư chạm giọt sương rừng
Tiếng hát Đam San rì rầm gió núi
Tiếng chiêng trống và tiếng gầm đại bác
Vọng âm thầm qua mỗi bước chân tôi...
Ấy thế mà tôi đã đi
Bước núi chập chùng
Để đến đồng bằng thênh thang bước gió
Vượt sóng Cửu Long thuyền nan, thuyền gỗ
Những chiếc thuyền chở đạn ngày nào
Giờ tì tay vào khẩu súng mang theo
Gió thổi... trời xanh... biên giới...
Tổ quốc tôi - trái tim Hà Nội
Dồn máu nuôi biển xanh hàng trăm hải lý
Dồn máu nuôi những hòn đảo xa vời
Những hòn đảo theo thuỷ triều chìm nổi
Vẫn thuỷ chung tình Mẹ với Con yêu...
Tổ quốc tôi - trái tim Hà Nội
Dồn máu lên biên giới xa xôi
Dồn máu lên mỗi bước chân tôi
Dọc đường viền quanh quanh trên bản đồ Tổ Quốc
Máu vẫn đỏ không thể nào khác được
Da lính xạm sốt rừng - máu vẫn đỏ mà thôi!
Tổ Quốc tôi! Tổ Quốc tôi ơi
Ở biên giới Người giàu có nhất
Ở biên giới Người gần gũi nhất
Ở biên giới Người sâu lắng nhất
Khi máu người râm ran mỗi bước chân tôi
Khi tình yêu Người thắp sáng sao xanh
Trên mũi súng như mắt người lính gác
Như mắt người yêu dõi nhìn ấm áp...
Vì cửa khẩu vẫn đang còn xây dựng chưa biết ngày nào xong nên nhà làm việc của Đội cắm mốc này là nhà làm việc chung cho tất cả ban bệ ở đây.Lúc tôi đến trời đã về chiều muộn rồi,mấy anh cán bộ đang chơi bóng chuyền trong sân,tôi lại tò mò giương máy ảnh lên định chụp vài kiểu.Nhưng ngay lập tức mấy anh biên phòng chỉ tay cảnh cáo rồi lôi tuột tôi vào nhà làm việc bắt đầu màn tra xét với lí lẽ đây là cửa khẩu Quốc Tế, anh chỉ được phép đến đây rồi làm thủ tục xuất cảnh chứ không cho phép đến để tham quan...
Rồi còn kiểm tra máy ảnh xem có chụp hình nhạy cảm không trong lúc bên tai tôi lùng bùng bởi bao qui định này qui định nọ.Cũng gần 1 giờ đồng hồ rồi các anh mới cho tôi đi với lời dặn là Cấm chụp hình nếu không muốn bị tịch thu máy ảnh.
Nhưng không sao ,không chụp được bằng máy ảnh thì ta lại dùng điện thọai vậy

Biên giới ngăn cách nước ta và nước bạn chỉ mong manh bằng 1 cái barie nhỏ như thế này
Bên kia nơi khoảng trời xanh ngăn ngắt đó đã là tỉnh Sêkoong của Lào...
Thông tin thêm là cửa khẩu này cho đem xe máy qua nước bạn vô tư chỉ cần ghé lại đồn biên phòng Ladee làm thủ tục cũng rất đơn giản và qua khỏi cửa khẩu chừng độ vài chục km là có chỗ ăn ngủ được tất nhiên chỉ là tàm tạm thôi...
Trời biên giới sụp tối thật nhanh,ngoảnh mặt nhìn về quê nhà là cả 1 quãng đường xa ngái...Thôi ta lại về với ta vậy.Tạm biệt cửa khẩu Đắc ốc và mong 1 ngày không xa cặp cửa khẩu Đắc Ốc và cửa khẩu Kà Lừm ở Tây giang sẽ ngựa xe hối hả....
Tôi lại chen ngang 1 vài hình ảnh đời thường của dân xứ Quảng......
Trước khi viết tiếp tục về cung đường Đông Tây giang
.................................................. .................................................. ............
Tuy xứ Quảng không phải là nơi lắm tôm nhiều cá như miền Tây nhưng với địa hình trũng thấp nên những vạt ruộng cũng là nơi cá đồng nhiều vô kể...Nơi đó vào mùa tháng 3 sau khi ruộng gặt hết là nơi lũ mục đồng chơi trò thả diều ,đá bóng và vào mùa gặt tháng 8 là nơi lũ trẻ hè nhau ra bắt cá
![]()
Những hình ảnh thanh bình của làng quê và cũng là hình ảnh của tôi đã đi qua vào nhièu năm trước,đôi lúc tôi cũng sà xuống mò mẫm dưới ruộng với lũ trẻ như mò tìm tuổi thơ 1 thời mà giờ đã đánh mất...
![]()
Thành quả sau 1 buổi lao động
![]()
0 nhận xét:
Đăng nhận xét