CÔNG TY DU LỊCH FIDITOUR
Chi nhánh Đà Nẵng: 47B Lê Duẩn
Tel: 0511 3704 756

Những cung đường Xứ Quảng (Phần 1)

 ( Kể chuyện du lịch Quảng Nam - Phuot.vn )
Là 1 người con của đất Quảng và cũng đã lang thang nhiều ở vùng đất này,,tôi muốn qua vài hình ảnh của những chuyến đi đó giới thiệu thêm về 1 số cung đường của quê hương.
Tất nhiên 1 vài hình ảnh không thể nói lên được nhiều,vả lại tôi không phải là người văn hay chữ tốt nên thôi thì thấy gì nghĩ gì viết nấy vậy.
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Như lời ngỏ của Bạch Tuộc cũng là 1 người con Xứ Quảng:

Quê hương tôi Quảng Nam yêu thương, nơi có dòng sông Thu Bồn hiền hòa uốn quanh co ôm lấy những làng quê đất Quảng. Nơi có con sông Vu Gia cuộn trào thác chảy. Quê tôi đó Quảng Nam yên bình nơi Phố Hội, sông Hoài, vinh danh di sản thế giới, Thánh địa Mỹ Sơn huyền bí với bao chuyện kể. Nhưng Quảng Nam không chỉ có thế, không chỉ nổi tiếng với 2 di sản văn hóa thế giới là địa điểm mà bất kỳ du khách quốc tế nào đến Việt Nam đều muốn một lần đặt chân đến, mà hãy đến quê tôi bạn sẽ thấy, nhiều hơn thế:

Đó là những cung đường uốn lượn với mênh mông gió bao la núi rừng và rất rất nhiều nữa những cảnh đẹp, những di tích mà nếu bạn là dân Phượt chắc chắn bạn sẽ thấy ngạc nhiên và thích thú. Đất Quảng quê tôi nơi có Núi cao, sông dài, ruộng lúa rì rào ..., biển rộng bao la .Và đặc biệt hơn nữa đó là bạn sẽ được gặp người dân quê tôi chất phát thật thà, nồng hậu và mến khách nổi tiếng với câu ca:


Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm


Rượu hồng đào chưa nhấm đã say....


Cung đầu tiên là vài hình ảnh của đường về với thiên đường Sâm Ngọc Linh.
Rời Ql1A ngay thành phố Tam Kỳ đi về hướng mặt trời lặn chúng ta sẽ đến với những địa danh như Hồ Phú Ninh,Làng cổ Lộc Yên,nhà Lưu niệm cụ Huỳnh,Đèo Le,sông Tiên chảy ngược..
Xa cái phồn hoa,tấp nập của thành phố Tam Kỳ lên mạn ngược dăm cây số là đến hồ Phú Ninh,công trình đại thuỷ nông của tỉnh,nơi cung cấp nước ngọt cho cả thành phố Tam kỳ .



Lòng hồ vào những ngày không mưa bão trông thật hiền hoà êm ả

Vài chiếc thuyền du lịch biếng lười nằm đợi khách chơ vơ...như câu thơ của Hàn thi sĩ
...Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay...

  



Tiếp tục đi về hướng Tây chúng ta sẽ theo tỉnh lộ 616 ngược lên đất Tiên Phước nổi tiếng với dòng sông Tiên chảy ngược.Dừng chân trên chiếc cầu cũ kĩ nhìn dòng nước uốn lượn len lỏi theo những ghềnh đá rồi trôi về mạn ngược.

Mây trời lơ lửng trên sông
Hoàng hôn buông xuống mênh mông chiều tà...

Như lời của cô thôn nữ chiều chiều ra bờ sông giặt giũ rồi thẩn thơ...
Sông Tiên biết bắc mấy cầu
Phận em là gái biết sầu nơi mô?

 Bỏ lại những phút giây tâm hồn thả theo dòng nước trôi,ta lại tiếp tục đi về phía đèo Liêu,con đèo nho nhỏ giờ đây rất thanh bình chứ không còn đầy thú dữ rình rập kẻ bộ hành như ngày xưa

Cách chân đèo chừng vài cây số sẽ đến ngã 3 rẽ vào làng cổ Lộc Yên.
Làng cổ Lộc Yên nằm trên triền những quả đồi thấp ,xung quanh là những thửa ruộng bậc thang.Đường vào làng là những con đường bê tông nhỏ vắt vẻo qua những thửa ruộng đẹp như 1 bức tranh thuỷ mạc

Những hàng cây toả bóng mát càng tôn thêm vẻ thanh bình êm ả

Ngoài những cây trồng mang lại bóng mát và không gian u tịch cho những ngôi nhà cổ, là những con đường được lát toàn bằng đá núi dẫn vào nhà. Mỗi lối đi mỗi vẻ, tuỳ thuộc vào địa hình của khu vườn, hoặc ngôi nhà mà có thể là thẳng tắp, uốn lượn theo hình sin, hoặc gấp khúc. Nhưng điều đặc biệt nơi làng cổ Lộc Yên là nhà nào cũng có ngõ đá.

Những thềm đá dãi dầu cùng năm tháng đầy ắp rêu phong

Hàng trăm năm đã trôi qua,bao dâu bể cuộc đời cũng đã qua đâu đây,và ngõ đá này mang trên mình những trầm tích thời gian
 
Những ngôi nhà nằm cách xa nhau như để đủ không gian thoáng đãng cho ngôi nhà và chủ nhân vui thú vui điền dã...Nhà này cách nhà kia bởi những thửa ruộng ...

Để rồi chúng ta phải để xe lại dưới chân con ngõ như sợ những vòng xe kia sẽ làm vỡ vụn cái không gian trầm mặc.Rồi lần bước theo con đường đầy rêu phong...

Trên lối đi những giò lan rừng hoang dại được treo hờ hững như thiếu bàn tay chăm sóc bởi chủ nhân đang mải miết với cuộc mưu sinh ngoài những thửa ruộng kia...



 
Không nổi tiếng và được quan tâm như những ngôi nhà cổ ở Phố Hội, Làng Cổ Lộc yên ẩn mình trong vùng núi sâu, nên khi đến nơi đây bạn sẽ có một cảm giác thanh bình, với bao la núi rừng Tiên phước cái mộc mạc của miền quê, và cái cổ kính của một ngôi làng cổ. Khi bước chân lạc vào chốn này tâm hồn bạn sẽ hóa thênh thang không âu lo, không ưu tư tất cả như bị bỏ lại nơi xa còn lại là cảm giác êm đềm thích thú vởi cảnh vật nơi đây. Nếu như bạn không tự đến, mà ngủ một giấc khi mở mắt ra bạn sẽ không thể nào tin rằng ngôi làng cổ này nằm trên địa phận Quảng Nam: hàng rào đá rêu phong bao quanh ngôi nhà như ta được quay về ngày xa xưa:





Tôi không muốn so sánh cảnh vật làng quê mình như một làng quê nào khác, tôi tự hào với cảnh vật quê tôi. Bạn đừng vội lướt qua những cảnh đẹp nơi đây mà hãy đi thật chậm; hay đơn giản bạn hãy chỉ đến nơi đây vào một ngày nghỉ và đi quanh ngôi làng này, ngồi ngay bậc đá trước thềm nhà, ngắm những cây cau cao vút, ngắm bờ rào bằng Chè tàu đều tăm tắp ôm lấy con ngõ dài dẫn vào ngôi nhà ghi dấu thời gian xa xưa :





Và ngôi nhà cổ nằm ẩn mình dưới những tán cây xanh mát, lặng lẽ bình yên đến lạ. Dấu thời gian in đậm trên từng lớp ngói âm dương, trên tường nhà cho ta cảm giác thật hay giữa bao ồn ào hối hả của cuộc sống, giữa cái văn minh hiện đại của thời đại,của nhà cao cao tầng chen chúc nhau, thì nơi đây như không hề có :





Và nơi đây những người dân quê chân chất hồn hậu, ăn to nói lớn đặc trưng của người Quảng. Bạn là người nơi khác chắc chắn sẽ rất khó nghe nhưng hãy cố gắng lắng nghe và bạn sẽ cảm nhận được tấm lòng của họ. Giọng Quảng Nam không chuẩn nhưng nếu yêu con người Xứ Quảng bạn sẽ thấy thật đặc biệt, hãy lắng nghe bài hát về con người Xứ Quảng để hiểu hơn về Quê hương tôi:  
Yêu Cái Mặn Mà
Sáng tác: Trần Quế Sơn


Nếu anh yêu cái mặn mà thì về Quảng Nam quê em
Nếu anh ưa cải nồng cay thì về Quảng Nam ân tình
Người ở miền Trung không ngại mưa ngại gió
Người ở miền Trung anh về anh sẽ thương


Nếu anh yêu những chuồng chiền
thì về Hội An anh xem
Nếu anh ưa đến trời xanh thì về lãng du Ngũ Hành
Rồi về Hoà Vang nghe mùi sôi nếp mới
Về làng anh em làm dâu nhà anh


ĐK:


Ôi nghe yêu sao
Cái chi chi mà sướng rứa
Ôi nghe thương sao
Cái bên ni vẹn tình
Đất Quảng Nam ân tình nuôi em từ thơ bé
Đất Quảng ân tình cho em một dáng hình
Và cho anh nhịp bước chân phong trần
Anh mới gặp được em


Nếu anh yêu cái bềnh bồng
thì dạo thuyền trên sông Thu
Nếu anh ưa thánh địa ninh thì về Mỹ Sơn anh nhìn
Rồi chờ hè sang nghe từng cơn gió nóng
Rồi ngồi thèm trăng nghe Mẹ em hò khoan .


Giữa bao ồn ào , tấp nập, giữa nhưng lo toan thường nhật, một ngày về với làng cổ Lộc Yên để được đắm mình vào thiên nhiên thoáng đãng của núi rừng, nghe chim hót líu lo trên những cành cây đầu làng, tiếng chó sủa trước nhà và nằm trên nền đất để cái mát lạnh thấm vào da thịt mình. Ngồi đầu ngõ để xem những em bé quê nô đùa, những cụ già ăn trầu móm mém, vươn vai hít thật sâu , thật nhiều : hương thơm của lúa ngậm đòng, cái không khí trong lành nơi đây....... 
Rời làng cổ vẫn theo con đường 616 đi thêm vài cây số nữa sẽ đến khu lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng nằm sát bên đường.Cụ Huỳnh lúc làm chủ bút tờ báo Tiếng Dân đã viết câu đối nổi tiếng :
Tiếng như sấm đất vang, mới bao năm gió Mỹ mưa Âu, mấy cuộc bể dâu, ngọn sóng chảy tràn bờ cõi cũ;
Dân là con trời cả, riêng một cõi mầm Hồng chồi Lạc, ngàn trùng non nước, khí thiêng xin hộ giống nòi chung.




Lối vào nhà lưu niệm là 2 hàng chè tàu đều tăm tắp trải dài 2 bên

Căn nhà này có tuổi thọ cũng đã gần 200 năm,cùng thời gian với những ngôi nhà ở làng cổ Lộc Yên.
 
Bên trong nhà cụ được trang trí gần như toàn bằng gỗ mít (người trông coi nhà bẩu thế). đây là loại gỗ vườn đặt trưng tại vùng đất Quãng Nam. Gỗ còn lâu năm thì còn chuyển sang màu đen bóng. Mới trông cứ ngỡ là gỗ Lim núi. Trên thân gỗ vẫn còn nguyên nét chạm khảm xa xưa rất tinh tế đến mức người nhìn phải trầm trồ về cha ông chúng ta.






Bên trong vẫn còn trưng bày những bút tích và những bài báo của Cụ





 
Rời Tiên Phước vẫn theo con đường cũ vượt qua những con dốc ngoằn ngoèo uốn lượn quanh sườn núi.Thấp thoáng trên những quả đồi là những ngôi trường khang trang,kiên cố



Con đường về trung tâm huyện Nam Trà Mi đoạn đầu thẳng tắp
Và những dấu vết của lũ quét trên dòng sông thơ mộng, ẩn chứa rất nhiều vàng và là nơi mưu sinh cho những kẻ lang bạc gian hồ mong tìm cơ may nơi chốn trời đất, đã bao mạng phải bỏ lại bên sông không vì cuộc chiến chống nước cứu dân như Cụ Huỳnh mà là cuộc chiến chén cơm manh áo mong được đổi đời vì vàng trên dòng sông này.





Qua Bắc Tra My chừng dăm cây số sẽ gặp 2 gầm qua sông nối tiếp nhau và nước chảy ngược. Đợt lũ vừa rồi các pác ở đây bảo nước dâng lên 5m?. Em hỏi thế lở chiều nay mưa có về xuôi được không, pác đi đường bảo có thể về được nếu các cậu vừa ôm chiếc xe vừa bơi được qua bên kia bờ (nghe vã cả mồ hôi mà vẫn đi tiếp).


Dòng sông vẫn cuồn cuộn nước chảy mặt dù cơn lũ đã qua đi rất lâu
Hôm nay em xin giới thiệu thêm về địa đạo Kỳ Anh

Địa đạo Kỳ Anh nằm trên địa bàn xã Tam Thăng, cách trung tâm thị xã Tam Kỳ khoảng 7 km về phía Đông Bắc.Đi thẳng quốc lộ 1A, đến ngã 3 Kỳ Lý sau đó rẽ phải đi thêm khoảng 1,5 km sẽ đến biển chỉ dẫn, rẽ trái vào thôn Thạch Tân (cách 1,5 km) hoặc rẽ phải vào thôn Vĩnh Bình (cách hơn 500 m) để vào thăm địa đạo.
Nhiều người biết đến địa đạo Củ Chi, địa đạo Vĩnh Mốc nhưng ít ai biết đến địa đạo Kỳ Anh. Đây là một trong ba địa đạo lớn nhất của cả nước.
Địa đạo được đào từ năm 1965-1969. Đây là căn cứ địa vững chắc và quan trọng cho cả vùng Đông thị xã Tam Kỳ trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Từ địa đạo này, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đã gây cho địch nhiều tổn thất đáng kể. Năm 1965, bọn địch điên cuồng càn quét, hòng đánh chiếm vùng đất này nên chiến sĩ và nhân dân Kỳ Anh đào địa đạo làm nơi trú ẩn cho các đơn vị bộ đội chủ lực, Tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng, V12, V16 của Huyện đội Tam Kỳ và du kích địa phương…nhằm giữ vững căn cứ địa cách mạng, nối liền đường giao thông huyết mạch vận chuyển lương thực, thuốc men, đạn dược. Tháng 1-1965, địa đạo được đào thử nghiệm, chiều dài 25m. Sau đó thì được đào liên tục từ tháng 5-1965 đến đầu năm 1968, một số đoạn còn đào đến đầu năm 1969.

Đến với Kỳ Anh bạn sẽ thực sự cảm nhận được sự gian khổ của những con người anh hùng trên mảnh đất này. Theo lời dẫn của bác Lê Khắc Phiến – một trong những cán bộ cốt cán đã chiến đấu, bám đất Kỳ Anh, giai đoạn đầu khi đào địa đạo, do còn thiếu kinh nghiệm nên trong một đợt càn của địch, sơ hở nên quân ta đã mất mười một chiến sĩ. Hay chú Nguyễn Qua một người mù cả hai mắt nhưng vẫn hoạt động hằng ngày canh miệng hầm làm cảnh giới đảm bảo an toàn cho các chiến sĩ ta. Những cụ bà năm nay đã ngoài 60 sống quanh đình Thạch Tân, ai cũng đã từng giấu cán bộ và đào địa đạo. Địa đạo trải qua nhiều lần cày xéo của xe tăng địch vẫn đứng vững đến ngày nay. Và cây vả ba người ôm không xuể đã hơn 300 tuổi là một chòi gác tự nhiên của người dân vẫn đứng vững sau những đợt mưa bom biến cả thôn Vĩnh Bình thành bình địa. Và còn nhiều câu chuyện hay khác do các bác Trần Văn Hữu, Phạm Lộc, Võ Hồng Quang- những chiến sĩ cốt cán cuối cùng còn sống đến ngày kể lại, qua đó chúng ta sẽ cảm nhận được những đau thương mất mát mà người dân Thạch Tân nói riêng và Việt Nam nói chung phải trải qua trong những năm tháng kháng chiến ác liệt nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Địa đạo được đào bí mật, qua lớp cát sâu cách mặt đất từ 1 - 1,5m rồi đào ngang; lòng địa đạo rộng từ 0,8 - 1m; cao từ 1,2 - 1,5m; và cứ khoảng 10m thì có 1 lỗ thông hơi. Các lỗ thông hơi này được ngụy trang nằm ở các bụi tre nằm rải rác quanh làng.
Đường địa đạo hình xương cá, chạy chằng chịt trong lòng đất, đi qua 9 thôn của xã Tam Thăng dưới các lũy tre làng, xuyên qua các hộ gia đình với tổng chiều dài gần 20km. Các miệng hầm thường nằm trong nhà dân hoặc nằm trong các bụi tre. Đường địa đạo tập trung nhiều nhất ở thôn Thạch Tân và Vĩnh Bình.
Riêng ở Vĩnh Bình, chiều dài địa đạo khoảng 10km, ngang dọc như ô bàn cờ qua các xóm, có sức chứa đến 3 tiểu đoàn. Trong địa đạo có hầm cứu thương, ẩn mật, tác chiến... Đặc biệt, còn có hầm xuyên qua các giếng nước để cung cấp nước sạch cho cán bộ, chiến sĩ và đường hầm thoát nước ra sông Đầm để tránh nước ứ đọng vào mùa mưa.

Sau đây là 1 số ảnh em chụp ở đấy

Lối vào địa đạo


Bên trong địa đạo



Lối ra địa đạo



Cây ngày xưa du kích ta leo lên quan sát địch



Một biển di tích

 

Ngầm sông Trường vào những ngày không mưa nhìn rất hiền hoà,nhưng chỉ cần 1 trận mưa to trong vài giờ đồng hồ là đã chia cắt hoàn toàn con đường độc đạo lên Nam Trà My.
Dấu vết đợt mưa vừa rồi còn vương vãi khắp nơi...

Vùng rừng núi Trà My của Quảng Nam nổi tiếng bởi sâm Ngọc Linh, quế Trà My, mưa và thuỷ điện. Trà My là tâm mưa thứ hai của cả nước, chỉ sau Bạch Mã
Những dòng suối như thế này nhiều vô kể,thiên đường của mưa mà.

Con đường lên vùng cao cứ hoang vu mịt mù,và sâu hun hút,Quảng Nam có rất nhiều con đường lên vùng cao nhưng có lẽ con đường này là hoang vắng nhất.

Thấp thoáng dưới thung lũng là những mái nhà sàn đơn sơ nhỏ bé của những người dân tộc Ca Dong anh em

Ở rất gần khu vực này còn có 1 di tích lịch sử rất nổi tiếng là Khu di tích khu uỷ Khu V mà tên thường gọi là Khu di tích Nước Oa,khu di tích gồm có: Cơ quan khu uỷ ,Bộ Tư lệnh Quân Khu,nhà ở và làm việc của các đồng chí Võ Chí Công,Chu Huy Mân,Võ Thứ...ở thời kì 1960-1973.
Tiếc là lần tôi vào trước đây không mang theo máy ảnh nên không có hình minh hoạ,để bổ sung sau vậy. 
Thêm 1 đặc sản cũng nổi tiếng không kém của Xứ Quảng đó là thuỷ điện.Thuỷ điện làm ra điện phục vụ sản xuất kinh doanh,nhưng thuỷ điện cũng góp phần làm ra lũ lụt...Nhưng đó là vấn đề khác. Còn với tâm thế người đi du lịch bụi tôi vẫn luôn có 1 sự thích thú đặc biệt với thuỷ điện
Con đập khổng lồ chắn ngang dòng sông Tranh thơ mộng ngày nào.

Thuỷ điện bắt đầu tích nước nên phía hạ lưu là 1 dòng sông trơ khốc

Khoảng 1 thời gian ngắn nữa khi thuỷ điện tích nước lên đủ cao trình thì con đường nhỏ này sẽ vĩnh viễn nằm sâu dưới làn nước thẳm
 
Up thêm cho pác con đường lầy lội đi vào thuỷ điện của một quan chức bụng phệ nhấn nút khai trương khởi công.



Tiếp nối thượng nguồn của thuỷ điện là những công cụ tận vét ăn theo. Xa xa chúng ta bắt gặp những chiếc xe đào đất từ lòng sông. Mới nhìn cứ nghỉ là xe khai thác cát sạn nhưng quan sát xung quanh thì là xe khai thác quặng vàng từ lòng sông các pác ạ. Tận thu mừ



Hết vàng lại đến gỗ là nạn nhân của thuỷ điện, chúng tôi bắt gặp rất nhiều nhưng bi gỗ xa xa xa chờ ngày về xuôi thu lợi và những con đường mòn (trước đây là đường đi) sẽ vĩnh viễn nằm dưới lòng hồ khi thuỷ điện tích nước, mong rằng chúng ta sẽ đi trên những con đường không sạt lở trong tương lai
 
Qua hết khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh và thủy thủy điện Cavi kế trên nó là đến địa phận huyện Nam Trà My,1 trong những huyện miền núi nghèo nhất nước,mặc dù được thiên nhiên hào phóng ban tặng 2 đặc sản là Quế và Sâm.

Bắt đầu từ đây con đường không còn phẳng phiu nữa mà đã trở thành 1 đại lộ kinh hoàng mà các tay lái lụa của nhà phượt tha hồ trổ tài



Với những anh công nhân,kỹ thuật đang làm đường thì phương tiện nhanh nhất là cuốc bộ

Có lên tận nơi mới hiểu được,giải thích được tại sao có Quế ,có Sâm mà vẫn nghèo vì thiên nhiên quá khắc nghiệt,bất kể mùa nào trong năm hầu như chiều nào,đêm nào ở đây cũng mưa.
Mưa ở đây không phải là "Mưa hắt hiu mưa buồn qua phố vắng...,hay
"Ngoài trời mưa rơi rơi ,mà hồn ai chơi vơi..."Mà là mưa thối trời đất.
Trò chuyện với mấy anh làm đường thì được biết trên đường Nam Quảng Nam này luôn có 1 đội xe máy và công nhân hùng hậu túc trực 24/24 với 1 nhiệm vụ duy nhất là thông đường,cứ 1 trận mưa to là tắc rồi lại thông,và rồi lại tắc
 
1 góc thị trấn Tắ Pỏ
Nhà Phòng chống thiên tai được đầu tư xây dựng khang trang hoành tráng như nhiệm vụ mà nó phải mang

Nhà làm việc của các sở, ban, ngành



Qua khỏi thị trấn theo con đường dẫn về trung tâm các xã Trà Nam,Trà Linh...sẽ gặp 1 cái thác 5 tầng tuyệt đẹp.Tiếc là con đường 616 đã cát ngang tầng cuối của thác ,giờ đứng trên cầu ngước lên chỉ đếm được 4 tầng.Bọt nước tung trắng xóa...

Tầng thứ 5 bây giờ nắm phía dưới chiếc cầu mang cùng tên"Cầu thác 5 tầng"
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét