CÔNG TY DU LỊCH FIDITOUR
Chi nhánh Đà Nẵng: 47B Lê Duẩn
Tel: 0511 3704 756

Những cung đường Xứ Quảng (Phần 4)

(Kể chuyện du lịch Quảng Nam - Phuot.vn)


Thêm vài tấm hình về xứ Quảng...


...Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người...
 
Ta lại lên đường thôi...
Lần này ta sẽ đi về hướng Đông Giang-Tây Giang nơi khí hậu trong lành và tình cảm chân thành mà nồng hậu của người Cơ tu anh em...
Từ cầu vượt Hòa Cầm ta ngược về hướng Tây theo đường 14B chạy dăm km sẽ đến điểm giao nhau với đường DT 604 tại ngã 3 Tí Loan.Chạy thẳng ta sẽ lên huyện Nam Giang,rẽ tay phải sẽ theo con đường nhựa nho nhỏ đi về miền biên viễn Tây Giang...
Điểm đến đầu tiên là suối Ngầm Đôi,có tên gọi như thế vì trước đây khi chưa xây cầu ngay tại chân con suối này là 2 cái ngầm liên tiếp,mùa nắng thì không sao chứ mùa mưa về là bao nhiêu phiền lụy đến với khách thương hồ cũng bởi cái ngầm này.
Con suối nhỏ chảy len lỏi bên những mảnh rừng xanh ngăn ngắt...

Còn nhớ dăm năm về trước vì công việc mưu sinh tôi mải mê lặn lội nơi miền tây xứ Quảng,mỗi lần qua đây vào mùa mưa tôi đều phải thuê những người dân tộc anh em khiêng xe qua suối,còn tôi gói ghém hành lý lên vai rồi bì bõm lội theo.Tất nhiên có cả dịch vụ khênh người qua suối nhưng cũng là giống người với nhau tôi không thể và không có quyền ngồi trên vai người ta để vượt qua con suối dữ...dù biết rằng bì bõm lội dưới dòng nước chảy xiết kia chưa hẳn là 1 sự lựa chọn hoàn hảo...





Năm nay mưa ít nên dòng suối không nhiều nước,chỉ đủ len lỏi qua những ghềnh đá rêu xanh...
Nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ làm kẻ lữ khách mát dịu cả tâm hồn khi ngâm mình vào đó trong 1 buổi trưa vắng,xung quanh chim rừng nỉ non ca hót...

Vào những ngày cuối tuần nam thanh nữ tú dưới thành phố Đà Nẵng chạy lên đây thật nhiều,nhất là vào mùa hè như để chạy trốn cái oi bức của mùa hè nơi phố xá ồn ả
Qua khỏi ngầm 1 đoạn ngắn qua những con dốc quanh co 1 khu du lịch sinh thái bề thế lại hiện ra ,nhưng đây là khu du lịch nhân tạo do bàn tay con người làm ra
Khu du lịch Suối Hoa,nơi gắn liền với tên tuổi của bác Hùng người đã bán cả gia tài ở dưới thành phố lên rừng lập nghiệp...

Từ những con suối nhỏ và núi đồi khô khốc gần 10 năm lăn lộn trăn trở giờ Suối Hoa đã thành 1 khu du lịch nổi tiếng có suối,có thác hồ bơi,sân bóng đá,có cả thuỷ điện minni đủ công suất nuôi cả trang trại
Và đặc biệt là có món heo rừng thả rông mà du khách có thể thưởng thức tại chỗ 


Qua khỏi Suối Hoa là đến dốc Kiền ,1 con dốc không quá hiểm trở nhưng luôn nổi tiếng và hot trên các trang báo địa phương vì 2 lý do.1 là lở núi tắc đường và 2 là lâm tặc
Con dốc này nằm phía sau núi Bà Nà ở đó có 1 con đường Trek lên đỉnh núi nghe nói cũng lắm gian lao và nhiều hứng thú nhưng tôi chưa có dịp đi thử...
Trên đỉnh dốc Kiền là những đồi chè xanh mướt thuộc nông trường chè Quyết Thắng
Và đỉnh dốc Kiền cũng la ̀nơi phân chia địa giới của Thành phố Đà Nẵng và xứ Quảng



Phía xa mờ kia là đỉnh Bà Nà 4 mùa mây phủ



Thị trấn Trung Mang thiên đường của dân đào đãi vàng vào những năm trước,nơi có con sông Vàng nổi tiếng nhiều vàng cũng như nổi tiếng về mầm bệnh sốt rét...




Con đường này là 1 chuỗi tiếp nối những vòng cua liên tục lên dốc rồi xuống dốc,tuy rằng không quá hiểm trở nhưng cũng đủ làm đôi bàn tay của kẻ lữ khách mỏi nhừ...
Lại có những đoạn nát nhừ vì mưa,gió lở núi rồi các xe tải nặng cày xới.Nhưng cũng có những đoạn đẹp như tranh vẽ với những bóng cây dại che rợp cả con đường...

Gặp những đoạn đường này tôi hay hứng chí lên rồi lột nón bảo hiểm ra để đầu trần mà chạy để cảm giác cái giá lạnh của thiên nhiên lùa vào làn tóc rối...
Cũng có đôi lúc hiếm hoi gặp những bác Tây chạy trên những em xe Master,Win cởi trần trùng trục đầu cũng trần nốt phi ầm ầm ngược chiều,cũng giơ tay vẫy vẫy,cũng xí lô xí là vui đáo để dù của đáng tội là tôi lại mù tịt về tiếng Tây,.
Nhưng không sao anh em phượt tứ hải giai huynh đệ mà
Ven đường thi thoảng xuất hiện vài vạt sen dại,cố chen chân với cỏ dại um tùm để khoe 1 chút nhan sắc còm với người lữ khách ...



Ví von như hình ảnh cô sơn nữ dù bận bịu đèo con,dù giã gạo hay xay lúa bên ven đường thoáng nghe tiếng xe và bóng người cũng cố nghoảnh nặt lên cười với khách 1 nụ cười có khi tươi tắn chưa nhuốm màu tục luỵ ,cũng có khi méo xệch vì những năm tháng mưa bão đói kém triền miên... 


Rời thị trấn Trung Mang tiếp tục đi về hướng đại ngàn...
Sương giăng mờ trên đường về vùng cao xứ Quảng.


Trên những vạt rừng ven đường ...


Và trên những vạt lúa nương đang mùa đốt đồng,phơi ải...

 
Chạy tới địa phận xã Sông Côn ta sẽ bắt gặp bên đường 1 cây cầu treo vững chãi,đó là lối vào thôn văn hoá Bờ Hồng,1 điểm đến của nhiều du khách nước ngoài.



Trong làng người ta tái hiện lại và khai thác các nghề cổ truyền như đan lát,dệt thổ cẩm,trên những nhà sàn làm bằng thân cây tre lồ ô.

Và có lẽ thú vị nhất là vào 1 đêm trăng sáng bên đống lửa trại ta ngồi quây quần bên bác Bh’riu Prăm 1 vị cây cao bóng cả,lão thành cách mạng của huyện Đông Giang để nghe kể về truyền thuyết và sự thực của nhựa cây Ch’pơơr .

Ch’pơơr - thứ vũ khí nhỏ bé nhưng lợi hại giúp người Cơtu tồn tại giữa núi rừng, không chỉ chế ngự những loài thú dữ, mà còn giúp những người con Cơtu đánh thắng giặc qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược.




Tiếc 1 điều là vì đường lên miền ngược còn xa xôi cách trở,sạt lở triền miên,và thiếu 1 sự quảng bá đủ rộng nên làng văn hoá chưa được đón nhiều khách như kì vọng

Một làng tái định cư nhỏ ven đường,người Cơ tu anh em cũng thật hay,một xóm nhỏ ven đường chỉ có dăm nóc nhà sàn đơn sơ nhưng vẫn không thể thiếu được nhà Gươl,tất nhiên qui mô thì nó rất nhỏ.

Nhưng khi tôi tò mò xin vào trong xem thì nó cũng đầy đủ hình chạm trỗ trang trí trên cột ,ở giữa nhà vẫn có đống lửa và quanh nhà vẫn treo một số đầu thú rừng,chiến tích của những lần đi săn thú rừng ngày xưa...

Chuyện săn thú ở khu vực này chắc giờ chỉ còn là kỉ niệm..Ôi...



Chạy thêm vài chục km nữa là đến Thị trấn Prao (còn gọi là Trao) của huyện Đông Giang(huyện Hiên cũ).
Thị trấn nằm vắt ngang qua con đường Hồ Chí Minh nên đường sá thênh thang,nhà cửa san sát...


Chắc anh em phượt mình đi ngang đây cũng đã rất nhiều...

Sáng sớm trên thị trấn Prao khi sương mù còn lãng đãng trên những ngọn núi xa xa,trên những con đường thênh thang
và trên đôi tay tần tảo của những người phụ nữ vùng cao trong phiên chợ sớm.





Những mặt hàng dân dã,mộc mạc như chính những người dân nơi đây.
Họ mang rau xanh của vườn nhà ra báṇ để mua cá tươi từ dưới miền xuôi chở lên.

 
Rời thị trấn Prao ta tiếp tục đi về hướng đại ngàn khoảng chừng vài chục km nữa sẽ đến ngã rẽ về Tây Giang.
Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Prao:






Con suối Avương đoạn chảy ngang qua Bờ Lê vào mùa khô chỉ còn là 1 dòng nước nhỏ,nhưng vẫn phải chở sau lưng mình mấy cái thuỷ điện như Zà hung,A xanh...


Ngả rẽ về Tây Giang ,con đường mới làm sau này rộng rãi thênh thang.

 
Cung đường miền núi Quảng Nam quả là có sức hút diệu kỳ với những kẻ đam mê núi rừng và những cung đường uốn lượn quanh những ngọn núi. Có thể nói cung đường từ huyện Đông Giang lên Tây giang Quảng Nam để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất, tôi thích thú xòa đôi bàn tay ra để cho gió lùa vào mát lạnh cho dù trên đâu trời xanh mây trắng ngập ngùng trên những đỉnh núi :




Và ở nơi đây tôi luôn có cái cảm giác tự do và thư thái vô lo, vì được làm ôm nên tôi được vô tư thả hồn mình lên những triền núi xanh mát ngắm bầu trời trong xanh và mây trắng xóa, tôi đặc biệt yêu thcihs những đám mây trắng bồng bềnh, với đủ các hình thù và luon tưởng tượng ra chúng là con vật kỳ lạ trong tôi:



Ôi xanh của trời mây, xanh của núi non hùng vĩ :




Dường như trên những cung đường này với tôi chỉ có niềm vui sướng với những gì thu vào tầm mắt và cái cảm giác tự do vô lo, ôi thiên nhiên núi rừng ......... 

Đường về Tây Giang...

Về đây thăm Quảng Nam trong lòng tôi nghe xốn xang ,núi cao như tình mẹ ,sông Hoài dài tình quê trìu mến. Về đây thăm cố hương,tôi nhìn nơi nao cũng thương ,đất quê đẹp tuyệt vời ,tình quê hương trải rộng nước non.




Quảng Nam ơi!Quảng Nam ơi! Tôi chắc tình tôi thắm trên triền núi ,xanh ngắt vòm khoai ươm vàng nải chuối ,tôi mắc tình tôi thắm trên cành bưởi ,thương tóc mẹ tôi ,xanh tóc chị tôi .

(Lời bài hát Tình quê )



Quảng Nam ơi!Quảng Nam ơi! Thương quá làng quê bão dông chìm nổi ,thương xóm làng xưa cánh đồng trên núi ,thương mía đường thơm tô mì gạo mới ,thương quá Hội An phố cổ đẹp ngàn đời .




Về đây thăm Quảng Nam thương dòng sông Thu vẫn xanh ,lúa xanh tương ruộng đồng như tình người ,tình quê đằm thắm . Về đây thăm cố hương ôi từng vòng tay mến thương .Giữa gian nan cuộc đời ,tình quê hương ấm lại lòng tôi .Tình quê hương thấm một đời tôi.


 

Dăm năm trước thật không thể tưởng tượng nổi Tây Giang bây giờ thật nhiều ngôi biệt thự xinh xắn như thế này.

Vui thì thật vui nhưng tôi chỉ mong sao không phải nghe người dân than thở rằng mỗi ngôi nhà như thế xây lên là rừng mất đi hàng trăm khối gỗ,tương đương cả hecta rừng.



Đường lên làng nghề truyền thống,nằm trên ngọn đồi thật cao.


Đường về những bản vùng cao của Tây Giang,có lúc đi xe được nhưng cũng có lúc vừa lội bộ vừa thở phì phò.
Một buổi chiều tà trên vùng núi cao Quảng Nam, có lẻ nơi đây là nơi thấy mặt trời lặn cuối cùng ở Xứ Quảng?. Hoàng hôn buông xuống nhưng dường như vẫn còn nuối tiếc ngày nên vẫn cố vương lại chút nắng úa vàng trên những ngọn cây của rừng đang bao bọc cái thị trấn nhỏ này. Cây cầu treo bỗng trở nên đẹp hơn khi nằm vắt qua dòng sông nhỏ để dẫn lối vào khu làng nghề truyền thống :



Thật sự hoàng hôn khiến lòng tôi thẫn thờ, hình như đây là lần đầu tiên tôi gặp cảnh sắc hoàng hôn ấn tượng thế này,: gió bạt ngàn gió nhưng không phải gió thổi ngày bão mà là gió ngày hè mát lạnh, ở đây thật sự là nắng cuối ngày, nắng đó nhưng mà như phim ảnh mặt trời đã khuất từ lâu mà vẫn còn vương vẫn hắt những tia nắng cuối cùng lên đầu những ngọn cây của rừng già. Đứng từ làng truyền thống nhìn ra xa xa về phía cuối trời ấy mà mê mẫn không muốn nắng tắt.



Ở khu làng truyền thống sẽ có những ngôi nhà Rông đại diện cho các Dân tộc anh em ở Tây Giang, với con mắt thường như tôi thì ngôi nhà nào cũng hao hao giống nhau nhưng khi hỏi những người dân đang tập để chuẩn bị cho chương trình gì đó về văn hóa văn nghệ của các Dân tộc ở Quảng Nam thì được biết là mỗi ngôi nhà sẽ có nét khác nhau.



Tôi không có sở thích tìm hiểu về điều này, có lẻ do ....
Up thêm vài tấm hình để ai có ý định tìm hiểu tự ngâm cứu vây :


Đây nữa:



Và đây là ngôi nàh to nhất :


Hết vốn ^^ 

Buổi tối ở Tây giang khá yên tĩnh( mà có khi nói đúng hơn là buồn thảm thiết) , đến nỗi tiếng động cơ xe máy mà cũng thỉnh thoảng mới nghe được, chúng tôi đến đây vào ngày cuối tuần nên những cơ quan hành chính đóng cửa im lìm, cán bộ công chức thì đa phần ở dưới đồng bằng lên công tác nên cuối tuần thị trần này trở nên vắng ngắt. Chia tay nơi thị trấn miền núi cao Tây Giang , tôi vẫn còn lưu luyến và hẹn ngày sẽ quay lại, lưu lại thêm vài hình ảnh nơi đây vào buổi sáng để lên đường :



Chúng tôi tỉm đường để lên địa đạo A Nông nhưng không thành do không có giấy giới thiệu, vì thế nếu ai có ý định lên địa đạo này nhớ chuẩn bị sẵn giấy giới thiệu của cơ quan mà chắc hơn nếu xin được của UB huyện Tây Giang thì ngon hơn.

Tôi bắt gặp Mẹ con nhà lợn dẫn nhau đi kiếm ăn:


Và chú chuồn chuồn nước :



Chia tay nơi đây tôi thấy như nhẹ lòng hơn, dù sao tôi cũng đã thực hiện được ước mơ một lần đặt chân đến được vùng núi cao nhất Xứ Quảng quê mình, để biết được rằng cuộc sống của đồng bào nơi đây vẫn đang ngày được đổi thay và dần tiếp cận được cuộc sống hiện đại chứ không phải cứ mãi những đói kém tăm tối mà tôi mường tượng. Vẫn nuôi ý định quay lại Tây Giang với một mục đích không phải Phượt, mong là sẽ có điều kiện để thực hiện sớm.......






0 nhận xét:

Đăng nhận xét