(Kể chuyện du lịch Quảng Nam - Phuot.vn)
Tiếp thác 5 tầng cung Nam Trà My đi một đoạn nữa sẽ gặp thác 2 tầng tuy cái này không đẹp bằng nhưng nước chãy nhiều hơn và có thể tắm tiên được
Cây cỏ xung quanh vẫn xanh tươi uống lượn như che kín dòng sông. Một cảm giác thật hoang giã khi qua cung này, và đi về trong đêm chúng tôi có cảm như có ai đó cứ chạy theo mình, nghe mà thấy lạnh lạnh từ sống lưng.
Đường ngày còn khó đi do sạt lở sau những cơn mưa rừng, phải ngừng xe chờ xe cơ giới múc thông đường chúng tôi mới qua được.
Cây cỏ xung quanh vẫn xanh tươi uống lượn như che kín dòng sông. Một cảm giác thật hoang giã khi qua cung này, và đi về trong đêm chúng tôi có cảm như có ai đó cứ chạy theo mình, nghe mà thấy lạnh lạnh từ sống lưng.
Đường ngày còn khó đi do sạt lở sau những cơn mưa rừng, phải ngừng xe chờ xe cơ giới múc thông đường chúng tôi mới qua được.
Sau những phút giây vật lộn với đất đỏ, ngồi lại nghỉ ngơi chúng tôi bắt gặp các pác dân tộc địu hàng
Hỏi thăm dăm ba câu nghe chữ được chữ mất đoán là các pác dân tộc này vừa đi lãnh hàng từ thị trấn về. Nhìn các pác ấy địu sau lưng em bái phục làm sao.
Em hỏi pác dân tộc vậy pác mang gì sau lưng đấy? pác ấy cười cười vỗ vào cái bao bẩu là gạo đấy ?.? Em nghe mà vã cả mồ hôi ... haiiiza ướt gì em mà khoẻ như vậy thì leo fan em éo cần porters làm giề

Lại mon men lên đường bây giờ đất đỏ lại chuyển thành đá tảng. Thỉnh thoảng lại gặp các anh làm đường các pác nhìn em như là vượn ở trên rừng xuống ấy vì cả chục cây số chẵn có gặp chiếc xe máy nào chạy trên đường này.
Ráng bò thêm được vài km nữa em gặp con đường như thế này, chả biết có phải đường hay là gi nữa vì mới nghe nổ một cái uỳnh hỏi ra mới biết là nổ mìn làm đường ặc ặc may không chạy nhanh tí nữa là tèo rồi
Hỏi thăm dăm ba câu nghe chữ được chữ mất đoán là các pác dân tộc này vừa đi lãnh hàng từ thị trấn về. Nhìn các pác ấy địu sau lưng em bái phục làm sao.
Em hỏi pác dân tộc vậy pác mang gì sau lưng đấy? pác ấy cười cười vỗ vào cái bao bẩu là gạo đấy ?.? Em nghe mà vã cả mồ hôi ... haiiiza ướt gì em mà khoẻ như vậy thì leo fan em éo cần porters làm giề


Lại mon men lên đường bây giờ đất đỏ lại chuyển thành đá tảng. Thỉnh thoảng lại gặp các anh làm đường các pác nhìn em như là vượn ở trên rừng xuống ấy vì cả chục cây số chẵn có gặp chiếc xe máy nào chạy trên đường này.
Ráng bò thêm được vài km nữa em gặp con đường như thế này, chả biết có phải đường hay là gi nữa vì mới nghe nổ một cái uỳnh hỏi ra mới biết là nổ mìn làm đường ặc ặc may không chạy nhanh tí nữa là tèo rồi
Qua những cung đường lởm chởm đá trên chỉ còn hơn 5 km nữa là chúng tôi đến được chân núi Ngọc Linh. Sức khoẻ vẫn còn, xe cộ vẫn tốt, ý chí dâng cao nhưng chúng tôi đành đứng xa nhìn trong sự tiếc nối vì đường không thể đi được. Chúng tôi đành quay về mà trong lòng Ngọc Linh vẩn vẫy gọi. Xa xa Ngọc Linh đứng đó như thách đố chúng ta chinh phục, Hẹn một ngày đường xá thông tốt tôi lại lên thăm em Ngọc Linh.
Chuyến đi tiền trạm về Ngọc Linh của tôi và pác TS đến đây đã kết thúc mặt dù không đi được đến nơi, hẹn sẽ post tiếp phần còn lại của cung này vào một ngày không xa.
Chuyến đi tiền trạm về Ngọc Linh của tôi và pác TS đến đây đã kết thúc mặt dù không đi được đến nơi, hẹn sẽ post tiếp phần còn lại của cung này vào một ngày không xa.
Ôi:
"Núi Ngọc Linh như dáng Cha
Sông ĐắkBla như dòng sữa Mẹ"
Con đường Nam Quảng Nam này thật ra đã thông xe kỹ thuật với huyện Tu Mơ Rông của tỉnh Kontum với cả huyện Trà Bồng của tỉnh Quảng Ngãi từ vài tháng trước.
Nhưng thật tiếc là vào mùa này chúng ta không thể đi xa hơn chân núi Ngok Linh được.Hi vọng vào 1 ngày không xa con đường sẽ tốt hơn lúc đó anh em Phượt chúng ta có thể từ KonTum rẽ ngang về thăm Nam Trà My rồi lại theo con đương Đông Trường Sơn cũng cắt ngang qua rồi xuôi theo về Thạnh Mỹ của huyện Nam Giang.
...Và biết đâu trên đường đi lại có thể dừng lại để chinh phục đỉnh NgokLinh ngạo nghễ kia,và được đối ẩm cùng bác Lượng vua của Sâm NgokLinh và cũng là 1 trong những người dân tộc giàu nhất nước ta...
Trước khi em giới thiệu về cung đường khác mời anh em thưởng thức vài món ăn quê hương nhé
Nhắc đến món ăn xứ Quảng thì ta sẽ nghĩ đến món gì trước nhất nhỉ?Mì Quảng !Tất nhiên là thế
Đây là tô mì Phú Chiêm gần Dinh trấn Thanh Chiêm- Điện Bàn
Còn đây là mì Quảng ở quán ăn Hà Lam _Thăng Bình,quán này rất nổi tiếng cánh xe tải xe khách ghé ăn đông nườm nượp
Và 1 món nổi tiếng cũng không kém là Bê thui Cầu Mống!Cái này chụp tại quán Mười Điện Phương-Điện Bàn
Gần hơn...
"Núi Ngọc Linh như dáng Cha
Sông ĐắkBla như dòng sữa Mẹ"
Con đường Nam Quảng Nam này thật ra đã thông xe kỹ thuật với huyện Tu Mơ Rông của tỉnh Kontum với cả huyện Trà Bồng của tỉnh Quảng Ngãi từ vài tháng trước.
Nhưng thật tiếc là vào mùa này chúng ta không thể đi xa hơn chân núi Ngok Linh được.Hi vọng vào 1 ngày không xa con đường sẽ tốt hơn lúc đó anh em Phượt chúng ta có thể từ KonTum rẽ ngang về thăm Nam Trà My rồi lại theo con đương Đông Trường Sơn cũng cắt ngang qua rồi xuôi theo về Thạnh Mỹ của huyện Nam Giang.
...Và biết đâu trên đường đi lại có thể dừng lại để chinh phục đỉnh NgokLinh ngạo nghễ kia,và được đối ẩm cùng bác Lượng vua của Sâm NgokLinh và cũng là 1 trong những người dân tộc giàu nhất nước ta...
Trước khi em giới thiệu về cung đường khác mời anh em thưởng thức vài món ăn quê hương nhé

Nhắc đến món ăn xứ Quảng thì ta sẽ nghĩ đến món gì trước nhất nhỉ?Mì Quảng !Tất nhiên là thế
Đây là tô mì Phú Chiêm gần Dinh trấn Thanh Chiêm- Điện Bàn
Còn đây là mì Quảng ở quán ăn Hà Lam _Thăng Bình,quán này rất nổi tiếng cánh xe tải xe khách ghé ăn đông nườm nượp
Và 1 món nổi tiếng cũng không kém là Bê thui Cầu Mống!Cái này chụp tại quán Mười Điện Phương-Điện Bàn
Gần hơn...
Viết tiếp về các cung đường...Những cánh đồng lúa đặc trưng của vùng bán sơn địa xứ Quảng,một màu xanh bát ngát...màu xanh Quế Sơn....
Từ Nam Trà My lộn ngược về bên bờ Bắc dòng sông Tiên chảy ngược,theo con đường nhựa nhỏ men theo những sườn núi chúng ta sẽ về với huyện Hiệp Đức nơi có đèo Le nổi tiếng...
![]()
....Con đường này sẽ đi qua các xã Tiên Sơn,Tiên Cẩm,Tiên Hà tức vùng chiến khu Sơn Cẩm Hà nổi tiếng khốc liệt của thời chiến,nơi đây mấy chục năm trước từng chứng kiến biết bao cuộc chiến anh dũng của nhân dân ta
![]()
Một màu xanh ngăn ngắt của cuộc sống hòa bình...
![]()
Quế Sơn quê mình ruộng kề chân núi,Lí ly sông đầy tình em bắc qua...
Một góc thị trấn Đông Phú Quế Sơn
Hò ơ hò ơ ớ ơ,bấy lâu cách xa để lòng mong nhớ.Biết mấy yêu thương hôm nay trở về.Nghe xôn xao dòng sông câu hát.Lay động tâm hồn ánh trăng làng quê.Đất mẹ ân tình Quế Sơn của tôi...
Đèo Le đêm trăng vọng lời mẹ hát...Bắt đầu từ chân đèo Le về 2 phía đã có những quán ăn đề bản "Đặc sản gà tre đèo Le" nhưng quán nổi tiếng và đông khách nhất là quán ngay đỉnh ,quán được dựng sát bên cạnh con suối nước Mát,giờ đã khang trang thoáng đãng hơn xưa nhiều.Khách vào ra tấp nập
Câu hát ngàn năm mãi ru lòng tôi...
Từ thị trấn Đông Phú ngược về hướng Tây dăm km nữa ta sẽ đến với đèo Le.
Đèo Le nổi tiếng là chốn sơn thủy hữu tình với khách thập phương.
![]()
Ngay đỉnh đèo có một con suối nước trong xanh, mát lạnh,mỗi khi ngồi nghỉ mệt tại đây khách bộ hành thường hay vốc làn nước trong xanh kia rửa mặt thấy mát lạnh vô cùng nên người ta đặt tên là suối Mát. Còn tên đèo Le là do ngày xưa, đường sá khó khăn, người dân hai bên muốn thăm viếng nhau phải vạch rừng, lội bộ, leo lên đến đỉnh thì mết quá... le lưỡi thở phì phò nên đèo được đặt tên là đèo Le.
![]()
Sau này khi khách du lịch về nhiều con suối nhỏ ngày xưa không đủ cho khách đắm mình nên người ta đã xây 1 hồ bơi rộng giữa lưng chừng núi.
![]()
Nói 1 chút về giống gà này:Gà tre là giống gà địa phương, chăn thả trong vườn, mình nhỏ, thịt thơm ngon rất đặc trưng. Con lớn nhất khoảng 600 đến 700g, còn lại đa số khoảng 500g
Đến các quán gà tre bạn sẽ thấy gà nhốt trong giỏ, chủ yếu là gà tơ,
Thích ăn con nào thì chỉ cho chủ quán con đó, ngồi chờ khoảng 15 phút là có con gà nóng hổi bốc khói thơm lừng trên đĩa.
Vào đó cứ chỉ đại một con (bà chủ gật gù đồng ý tí nữa ăn xong ra rữa tay vẫn thấy con gà đó còn y nguyên hehehe) ở đây có món nướng và luộc nấu cháo. Thiên hạ ăn xong bẩu rằng nấu cháo ngon hơn nướng, các pác kiểm chứng dùm. Em nấu cháo đây
Ăn xong đổ đèo vào buổi chiều ta gặp phong cảnh quê rất hữu tình và bình yên
Ngồi giữa quán Gió(gọi là quán Gió vì quán chỉ lợp phía trên còn tứ bề lộng gió núi) nơi non xanh nước biếc,gọi mấy món gà rồi nhâm nhi với vài chai rượu quốc lủi mới thú vị làm sao...
Và được nghe anh chủ quán giảng cách thưởng thức gà đèo Le:
Nếu ăn gà tre mà uống bia thì… chưa sành điệu, mà phải nhâm nhi với rượu gạo nấu thủ công nhưng thơm nồng. Rượu được nấu tại một làng nhỏ ở xã Quế Trung, huyện Nông Sơn. Vùng này có nguồn nước giếng dùng để nấu rượu rất tốt nên đã tạo nên hương vị đặc biệt.
"Em về ở lại đây thôi
Nghe mùa nước lũ nguồn trôi phăng đồng
Một trăm cây lá bên rừng
Gửi trong tiếng vọng xa chừng ngàn mây!”
Nghe mùa nước lũ nguồn trôi phăng đồng
Một trăm cây lá bên rừng
Gửi trong tiếng vọng xa chừng ngàn mây!”
Giới thiệu thêm vài món nữa...
Món luộc xé chấm muối tiêu ...
Món nướng...
Thú vị nhất là ngồi trên đèo Le vào những đêm thanh vắng,gió núi thổi vào mặt nghe mát lạnh và nghe các cụ bô lão kể về 1 thiên cố sự Tô Vũ chăn dê ...
Trung niên thi sí họ Bùi đã tả quãng thời gian 3 năm làm chàng Tô Vũ...
" Đồi tăm tắp chạy về ôm chân núi.
San sát đồi phủ phục quấn núi xanh.
Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối.
Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy múa tung sườn núi vút giòng khe
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Vang vang lên đồi núi giọng be be "
Ôi quê hương... San sát đồi phủ phục quấn núi xanh.
Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối.
Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy múa tung sườn núi vút giòng khe
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Vang vang lên đồi núi giọng be be "
Góp vui với bác vài tấm ảnh trong những lần qua xứ Quảng
Quán gà trên đỉnh đèo Le là của chủ mới. Chủ quán cũ là vợ chồng anh chị Phong Hiếu nay đã dời xuống chân đèo gần Đồng Phú hơn, mấy lần qua đây bọn tớ đều chén gà và ngủ tại đây
Nhìn từ đỉnh Đèo Le
Dưới chân đèo là suối nước nóng khói bốc nghi ngút
Đường ra Mỹ Sơn
Xứ Quảng đẹp lắm!!!
Rời đèo Le tiếp tục ngược về hướng Tây xuống hết đèo 1 đoạn là đến suối nước nóng Tây Viên con suối 2 dòng mà dân địa phương thường gọi là suối Ông và suối Bà, nằm cách đường lộ 1 quãng đồng nhỏ.Con suối luôn sục sôi khói lên nghi ngút nhất là vào những ngày trời lạnh,nhiệt độ của suối khoảng trên dưới 80 độ C.Đặc biệt vì nước suối ở đây có hàm lượng khoáng chất lớn nên nó nặng mùi lưu huỳnh hơn các dòng suối mà tôi từng đến.
Sau những cung đường gió bụi ta đến đây dầm mình trong làn nước nóng thả hồn trôi về ngọn núi Quắp xa xa nơi che chở cho thung lũng nhỏ nhưng chứa trong lòng 1 di sản lớn: Thánh địa Mỹ Sơn...Và xa hơn về phía Đông thấp thoáng trong bóng núi đồi trùng điệp là con suối Tiên 13 tầng tung bọt trắng xóa...
Cách Tây Viên khoảng 3km về hướng Tây,qua bến đò ngang Tí Bồi ta sẽ đến làng Đại Bình nép mình bên kia dòng sông Thu Bồn là nơi du khách đến nghỉ ngơi trong những gian nhà cổ, thưởng thức cây trái miền quê. Đại Bình (hay Đại Bường) giống như một vùng cây trái Nam bộ với sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, boòng boong, cam, bưởi...
Thuê 1 chiếc đò chạy dọc theo triền sông Thu về thượng nguồn.ta sẽ đến Hòn Kẽm Đá Dừng, một địa danh đã đi vào thơ ca đất Quảng:
“Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi...”
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi...”
Hòn Kẽm Dá Dừng là thắng cảnh đẹp và thơ mộng, thuộc địa phận 2 xã Quế Lâm và Quế Phước của huyện Quế Sơn. Trên dòng chảy ra biển Đông, tại đây con sông Thu Bồn bỗng dừng lại và nở to như một hồ nước rộng, trong xanh, phản chiếu nét uy nghi của bóng núi, triền sông. Lúc mờ sáng hoặc khi chiều buông, hơi sương của đá núi phả lên mặt sông tạo cho làn khói bảng lãng,mông lung...
Hình từ Google
Cuối con đường tỉnh lộ 611 nơi giao nhau với đường 610 là làng Trung Phước,1 làng nhỏ nhưng giờ đây tiếng tăm của nó vang khắp năm châu nhờ 1 sản phẩm độc đáo:
Trầm Hương Trung Phước
Xứ Quảng và 1 vài tỉnh lân cận là cái nôi của cây dó bầu tự nhiên,kết tinh ngàn năm của cây dó là trầm hương và kỳ nam.Biết bao dân đi điệu đã gạo đùm cơm nắm lội ngang dọc nát cả vùng rừng núi hoang vu để mong được đổi đời.Bao nhiêu phận bạc đã bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc.Nhưng lâu lâu lại rộ lên tin đồn là ở chỗ này trúng mấy tỉ,chỗ kia trúng mấy chục tỉ...Nên đến bây giờ dân xứ Quảng vẫn còn những người đi điệu chuyên nghiệp,họ lấy non thiêng làm nhà,rừng sâu tìm lối mà mưu sinh...
Nhưng cũng có 1 số người tỉnh táo hơn quyết định di thực cây dó bầu về trồng ở những vườn,rẫy gần nhà,rồi tìm cách tạo trầm ngõ hầu thay quyền con tạo...
Những thân cây dó được các nghệ nhân làng Trung Phước nắn nót đục tỉa với 1 bàn tay và khối óc tài hoa đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc rồi bán đi khắp nơi
Bên trong 1 xưởng chế tác...Trầm Hương Trung Phước
Xứ Quảng và 1 vài tỉnh lân cận là cái nôi của cây dó bầu tự nhiên,kết tinh ngàn năm của cây dó là trầm hương và kỳ nam.Biết bao dân đi điệu đã gạo đùm cơm nắm lội ngang dọc nát cả vùng rừng núi hoang vu để mong được đổi đời.Bao nhiêu phận bạc đã bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc.Nhưng lâu lâu lại rộ lên tin đồn là ở chỗ này trúng mấy tỉ,chỗ kia trúng mấy chục tỉ...Nên đến bây giờ dân xứ Quảng vẫn còn những người đi điệu chuyên nghiệp,họ lấy non thiêng làm nhà,rừng sâu tìm lối mà mưu sinh...
Nhưng cũng có 1 số người tỉnh táo hơn quyết định di thực cây dó bầu về trồng ở những vườn,rẫy gần nhà,rồi tìm cách tạo trầm ngõ hầu thay quyền con tạo...
Những thân cây dó được các nghệ nhân làng Trung Phước nắn nót đục tỉa với 1 bàn tay và khối óc tài hoa đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc rồi bán đi khắp nơi
Dạo quanh làng nghề lúc nào ta cũng nghe trong gió mùi thơm thoang thoảng của trầm hương,cái mùi làm ta tịnh tâm đi rất nhiều...Dọc bên vỉa hè cạnh người ta bày những tác phẩm đã tao dáng xong cho khách lựa chọn
Nơi đây còn có 1 địa danh rất nổi tiếng nhưng lại gắn liền với 1 sự kiện đau lòng...
Bến đò Cà Tang
Bến đò là nơi xuất phát của những chuyến đò qua mỏ than Nông Sơn và cũng là nơi du khách có thể ngược lên Hòn Kẽm Đá Dừng..Nhưng tang thương hơn đây là nơi 18 em học sinh đã bỏ mình vì sự nhọc nhằn con chữ...
Rời làng trầm Trung Phước chạy ngược trở ra hướng Bắc theo con đường 610 băng qua con đèo Đá Phường Rạch ta sẽ đến với thánh địa Mỹ Sơn .Nhưng con đường này cực kỳ khó đi nên gần như không có thông tin về nó,chỉ có dân địa phương và 1 vài kẻ ưa phiêu du trên con ngựa sắt với những cung đường trắc trở mới vượt qua.
Phần lớn khách du lịch sau khi tham quan những di tích,cảnh quan vùng Tây Quế Sơn đều chấp nhận quay ngược về Ql1A rồi theo đường 610 lên Mỹ Sơn.Đi như thế tuy khoẻ hơn nhiều nhưng theo tôi cảm xúc nó cũng vơi nhiều.
Đoạn đầu là 1 con đường sỏi xuyên qua vùng đồi núi khô khốc

Đoạn sau toàn đá lởm chởm sắc cạnh,phượt trên con đèo này nguy cơ bị đá cắt lốp rất dễ xảy ra
Trên đỉnh đèo dưới những bóng cây xanh vài du khách hiếm hoi ngồi thở dốc,nghỉ mệt cho cả người lẫn xe sau 1 chặng đường vật vã

Gần về phía Duy Thu là dấu tích của sân bay Đức Dục mà bọn Mỹ đã xây dựng vào những năm 60 để làm bàn đạp tấn công các căn cứ của ta,và để phát triển khu công kỹ nghệ thời đó.Rồi cuộc chiến kết thúc sân bay bị bom mìn cày xới,những gì còn sót lại mà có thể sử dụng được cho cuộc mưu sinh dân trong vùng đem về nhà,nên giờ sân bay chỉ còn vài đoạn đường băng ngắn và vài con bò gặm những ngọn cỏ trơ trọi vì ảnh hưởng của chất độc thời chiến

Tôi đi qua cái sân bay này 1 mình vào 1 buổi trưa nắng đứng nhìn cái cảnh hoang phế mà ký ức như trôi về hình ảnh cuộc chiến ngày xưa bọn Mỹ đổ xuống đây bao nhiêu khí tài quân sự,đèn đuốc sáng choang,súng nổ đì đùng...Và những người lính du kích ngồi mơ tưởng về 1 ngaỳ chiiến thắng,đất nước hoà bình...
Và cả cảnh bọn chúng bị quân dân ta đánh cho tan tác,bè lũ dìu dắt nhau lên máy bay mà chạy bán sống bán chết...
Phần lớn khách du lịch sau khi tham quan những di tích,cảnh quan vùng Tây Quế Sơn đều chấp nhận quay ngược về Ql1A rồi theo đường 610 lên Mỹ Sơn.Đi như thế tuy khoẻ hơn nhiều nhưng theo tôi cảm xúc nó cũng vơi nhiều.
Đoạn đầu là 1 con đường sỏi xuyên qua vùng đồi núi khô khốc
Đoạn sau toàn đá lởm chởm sắc cạnh,phượt trên con đèo này nguy cơ bị đá cắt lốp rất dễ xảy ra
Trên đỉnh đèo dưới những bóng cây xanh vài du khách hiếm hoi ngồi thở dốc,nghỉ mệt cho cả người lẫn xe sau 1 chặng đường vật vã
Gần về phía Duy Thu là dấu tích của sân bay Đức Dục mà bọn Mỹ đã xây dựng vào những năm 60 để làm bàn đạp tấn công các căn cứ của ta,và để phát triển khu công kỹ nghệ thời đó.Rồi cuộc chiến kết thúc sân bay bị bom mìn cày xới,những gì còn sót lại mà có thể sử dụng được cho cuộc mưu sinh dân trong vùng đem về nhà,nên giờ sân bay chỉ còn vài đoạn đường băng ngắn và vài con bò gặm những ngọn cỏ trơ trọi vì ảnh hưởng của chất độc thời chiến
Tôi đi qua cái sân bay này 1 mình vào 1 buổi trưa nắng đứng nhìn cái cảnh hoang phế mà ký ức như trôi về hình ảnh cuộc chiến ngày xưa bọn Mỹ đổ xuống đây bao nhiêu khí tài quân sự,đèn đuốc sáng choang,súng nổ đì đùng...Và những người lính du kích ngồi mơ tưởng về 1 ngaỳ chiiến thắng,đất nước hoà bình...
Mai đây tôi về
Bỏ lại sau lưng những hầm chông bãi mìn
Tôi ra đi đi từ Nam về Bắc...
Bỏ lại sau lưng những hầm chông bãi mìn
Tôi ra đi đi từ Nam về Bắc...
Và cả cảnh bọn chúng bị quân dân ta đánh cho tan tác,bè lũ dìu dắt nhau lên máy bay mà chạy bán sống bán chết...
Qua khỏi sân bay là đến chợ Phú Đa của xã Duy Thu, nơi đây nổi tiếng với đặc sản là bánh tráng Phú Đa.Lại xuôi về phía Đông theo đường 610 ta sẽ đi qua nhiều di tích và di sản,đầu tiên sẽ đến nơi anh hùng ,nhà văn Chu Cẩm Phong đã anh dũng hi sinh.Đời viết văn của anh chỉ gói gọn trong thời gian 3 năm nhưng những trang nhật kí của anh như sống mãi...
Ta hãy đọc lại 1trang nhật kí Chu Cẩm Phong ghi ngày 8 tháng 1 năm 1970, kỷ niệm 7 năm anh vào Đảng: “Sắp đến mình sẽ đi công tác, mình nhận đi lại Quảng Đà, một nơi ác liệt nhất. Mình có thể hy sinh trong mùa xuân lịch sử này lắm .Mình nghĩ đến điều này một cách nghiêm túc. Nếu mình ngã xuống như Phương Thảo, Văn Cận, Xuân Quý, thì ba mình, nhất là mẹ mình sẽ đau khổ đến chừng nào.Mình biết điều đó.Mình là con trai được cả nhà yêu thương… Nhưng dầu thế nào mình cũng không xê dịch cái phương châm sống của mình: Dũng cảm say sưa quên mình như những chiến sĩ cộng sản chân chính đi trước. Dẫu ngã xuống một giờ, nửa giờ trước khi ta giành thắng lợi hoàn toàn cũng Hạnh phúc lắm thay !”.
Nơi anh nằm xuống cùng đồng đội là 1 cái hầm chữ A cách bia tưởng niệm bây giờ vài chục mét,nơi ấy bây giờ là 1 luỹ tre xanh,bên cạnh những bãi ngô xanh mượt mà yên ả...

Lại tiếp tục xuôi về ta sẽ gặp khu di tích Lăng Bà Thu Bồn nằm lặng lẽ bên bờ sông Thu Bồn
Chuyện kể rằng, Bà vốn là công chúa, khi bị giặc bao vây kinh thành, nhà vua và công chúa cưỡi ngựa chạy lên bị ngã ngựa chết. Xác Công chúa trôi về làng Thu Bồn, dân trong làng đem chôn. Năm đó, Thu Bồn có bệnh dịch đậu mùa, bà linh ứng cứu người thoát chết.
Cũng có truyền thuyết cho rằng, bà là nữ tướng Chăm, khi chiến đấu chết, xác trôi về làng Thu Bồn. Năm đó Thu Bồn hạn hán mùa màng thất bát, dân đói khổ cơ hàn, Bà linh ứng về giúp dân chống đói, mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hoà, dân làng no ấm.
Bà được vua Minh Mạng sắc phong là “ Thiên y a na Diễn Chi Ngọc Chu Thần”

Bây giờ vào ngày 11 và 12 tháng 2 Âm lịch hàng năm dân làng tổ chức lễ tế Bà.Đây là 1 lễ hội lớn nhất nhì của tỉnh Quảng Nam,trung bình mỗi năm có cả ngàn người tham dự...
Ta hãy đọc lại 1trang nhật kí Chu Cẩm Phong ghi ngày 8 tháng 1 năm 1970, kỷ niệm 7 năm anh vào Đảng: “Sắp đến mình sẽ đi công tác, mình nhận đi lại Quảng Đà, một nơi ác liệt nhất. Mình có thể hy sinh trong mùa xuân lịch sử này lắm .Mình nghĩ đến điều này một cách nghiêm túc. Nếu mình ngã xuống như Phương Thảo, Văn Cận, Xuân Quý, thì ba mình, nhất là mẹ mình sẽ đau khổ đến chừng nào.Mình biết điều đó.Mình là con trai được cả nhà yêu thương… Nhưng dầu thế nào mình cũng không xê dịch cái phương châm sống của mình: Dũng cảm say sưa quên mình như những chiến sĩ cộng sản chân chính đi trước. Dẫu ngã xuống một giờ, nửa giờ trước khi ta giành thắng lợi hoàn toàn cũng Hạnh phúc lắm thay !”.
Nơi anh nằm xuống cùng đồng đội là 1 cái hầm chữ A cách bia tưởng niệm bây giờ vài chục mét,nơi ấy bây giờ là 1 luỹ tre xanh,bên cạnh những bãi ngô xanh mượt mà yên ả...
Lại tiếp tục xuôi về ta sẽ gặp khu di tích Lăng Bà Thu Bồn nằm lặng lẽ bên bờ sông Thu Bồn
Chuyện kể rằng, Bà vốn là công chúa, khi bị giặc bao vây kinh thành, nhà vua và công chúa cưỡi ngựa chạy lên bị ngã ngựa chết. Xác Công chúa trôi về làng Thu Bồn, dân trong làng đem chôn. Năm đó, Thu Bồn có bệnh dịch đậu mùa, bà linh ứng cứu người thoát chết.
Cũng có truyền thuyết cho rằng, bà là nữ tướng Chăm, khi chiến đấu chết, xác trôi về làng Thu Bồn. Năm đó Thu Bồn hạn hán mùa màng thất bát, dân đói khổ cơ hàn, Bà linh ứng về giúp dân chống đói, mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hoà, dân làng no ấm.
Bà được vua Minh Mạng sắc phong là “ Thiên y a na Diễn Chi Ngọc Chu Thần”
Bây giờ vào ngày 11 và 12 tháng 2 Âm lịch hàng năm dân làng tổ chức lễ tế Bà.Đây là 1 lễ hội lớn nhất nhì của tỉnh Quảng Nam,trung bình mỗi năm có cả ngàn người tham dự...
Thánh địa Mỹ Sơn là điểm đến kế tiếp trên cung đường này.Viết về Mỹ Sơn bây giờ có lẽ thật là khó vì nó quá nổi tiếng rồi,ngay trong phuot.com ta cũng đã có biết bao người hơn 1 lần đặt chân đến...
Hình đẹp ,bình hay người ta viết cả rồi thôi thì tôi cũng lẩn thẩn mà post lên vài tấm hình và cảm nhận riêng vậy.
Vé vào cổng thời giá năm 2010

Mỗi lần vào Tháp tôi lại lọ mọ tách khỏi những khách tham quan đang túm tụm ngó nghiêng chụp hình để tìm về những lối mòn hoang phế ,vắng lặng...
Tự dưng liên tưởng đến câu thơ cũ:

Những thân tháp lở lói gầy mòn vì thời gian và chiến tranh tàn phá...Đi vào những con đường vắng này tôi chợt phát hiện ra 1 điều là chỉ có khách du lich nước ngoài là đồng hành còn khách ta gần như không thấy.Phần lớn chỉ loanh quanh cụm tháp còn nguyên vẹn ngoài kia.Và khách Tây chỉ chụp cảnh còn khách ta thì bất cứ chỗ nào,bất cứ lúc nào cũng cố chường cái mặt mình vào khung hình như để khẳng định cái gì đó chăng???Chưa kể còn nhẫn tâm khắc tên mình lên thân tháp .
Ôi văn hoá du lịch.

Là 1 dân tộc vong quốc nhưng người Chăm đã để lại cho hậu thế bao công trình kỳ vĩ,bí ẩn,mà đến bây giờ vẫn chưa giải mã được.
Chợt nghĩ về dân tộc ta mai này 1 trăm,1 ngàn năm nữa sẽ còn lại gì cho đời sau...

Còn gì chăng...???
Hình đẹp ,bình hay người ta viết cả rồi thôi thì tôi cũng lẩn thẩn mà post lên vài tấm hình và cảm nhận riêng vậy.
Vé vào cổng thời giá năm 2010
Mỗi lần vào Tháp tôi lại lọ mọ tách khỏi những khách tham quan đang túm tụm ngó nghiêng chụp hình để tìm về những lối mòn hoang phế ,vắng lặng...
Tự dưng liên tưởng đến câu thơ cũ:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo...
Những thân tháp lở lói gầy mòn vì thời gian và chiến tranh tàn phá...Đi vào những con đường vắng này tôi chợt phát hiện ra 1 điều là chỉ có khách du lich nước ngoài là đồng hành còn khách ta gần như không thấy.Phần lớn chỉ loanh quanh cụm tháp còn nguyên vẹn ngoài kia.Và khách Tây chỉ chụp cảnh còn khách ta thì bất cứ chỗ nào,bất cứ lúc nào cũng cố chường cái mặt mình vào khung hình như để khẳng định cái gì đó chăng???Chưa kể còn nhẫn tâm khắc tên mình lên thân tháp .
Ôi văn hoá du lịch.
Là 1 dân tộc vong quốc nhưng người Chăm đã để lại cho hậu thế bao công trình kỳ vĩ,bí ẩn,mà đến bây giờ vẫn chưa giải mã được.
Chợt nghĩ về dân tộc ta mai này 1 trăm,1 ngàn năm nữa sẽ còn lại gì cho đời sau...
Còn gì chăng...???
Giữa chốn thâm u chợt nghe đâu đây vọng về 1 bài ca cũ,bài ca của những người Chiêm vong quốc...

Một thời oanh liệt
Người dân nước Chiêm
Lừng ghi chiến công
Vang khắp non sông.
Mộng kia dẫu tan.
Cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non.
Người xưa đâu?
Người dân nước Chiêm
Lừng ghi chiến công
Vang khắp non sông.
Mộng kia dẫu tan.
Cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non.
Người xưa đâu?
Dạ yến ban
Cung nữ dâng lên khúc ca Về Chàm
Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp !
Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...
Vượt khơi...
Cung nữ dâng lên khúc ca Về Chàm
Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp !
Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...
Vượt khơi...
Rời Mỹ Sơn xuôi về với kinh đô Trà Kiệu,hay Kinh thành Sư tử.
Simhapura ra đời dưới triều vua Bhađvarman trị vì Chămpa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4

Những bậc đá thật dài và cao lên nhà thờ Đức Mẹ đi giữa bạt ngàn cây xanh...

Nhà thờ Đức Mẹ được xây dựng trên 1 ngọn đồi cao xung quanh là thung lũng bao bọc nhìn chênh chếch về hướng Thánh địa Mỹ Sơn,nơi đây vào ngày 31/5 hằng năm thường tổ chức lễ kiệu Chúa có cả chục ngàn giáo dân tham dự

Tượng Đức Mẹ bên trong...
Simhapura ra đời dưới triều vua Bhađvarman trị vì Chămpa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4
Sông Thu Bồn đoạn trước Trà Kiệu,giờ muốn đi ra phải băng qua 1 xóm nhỏ,có giả thiết cho rằng ngày xưa người Chăm hành hương về Mỹ Sơn sẽ xuống thuyền ở đoạn sông này rồi lên bờ đoạn ngay bến đò Giao Thuỷ bây giờ...
Những bậc đá thật dài và cao lên nhà thờ Đức Mẹ đi giữa bạt ngàn cây xanh...
Nhà thờ Đức Mẹ được xây dựng trên 1 ngọn đồi cao xung quanh là thung lũng bao bọc nhìn chênh chếch về hướng Thánh địa Mỹ Sơn,nơi đây vào ngày 31/5 hằng năm thường tổ chức lễ kiệu Chúa có cả chục ngàn giáo dân tham dự
Tượng Đức Mẹ bên trong...
Đứng trên ngọn đồi Bửu Châu nhìn về hướng Tây ngọn núi Quắp hiện lên rất rõ và rất gần...

Cái vành đất bao quanh cây cối xanh tốt được cho là vòng thành hướng Nam của kinh thành Trà Kiệu xưa nằm dựa vào những ngọn đồi sa thạch...

Trước sân có 1 giếng nước luôn đầy nước trong vắt mà giáo dân mỗi khi về hành lễ hay múc lên rửa mặt.
Về cái giếng này tôi có chút phân vân vì nó nằm ngay trên đỉnh đồi xung quanh lại dốc đứng nên thật khó tin rằng dòng nước đầy ắp kia là nước từ lòng đất chảy ra...Cứ như là 1 hồ nước mà người ta cứ vơi đi thì lại đổ cho thật đầy
.
Nhưng thôi cứ tạm tin lời của những giáo dân mà tôi hỏi hôm đó vậy.

Kinh thành xưa giờ không còn lại gì ngoài thực địa ngoài 1 vài hiện vật đã được chuyển về Bảo tàng Chàm Đà Nẵng
Còn chăng là vài hình bóng về kinh đô cổ của Vương Quốc ChămPa qua những dấu tích dưới chân móng thành cổ...

Ôi Kinh thành Sư tử Simhapura...
Cái vành đất bao quanh cây cối xanh tốt được cho là vòng thành hướng Nam của kinh thành Trà Kiệu xưa nằm dựa vào những ngọn đồi sa thạch...
Trước sân có 1 giếng nước luôn đầy nước trong vắt mà giáo dân mỗi khi về hành lễ hay múc lên rửa mặt.
Về cái giếng này tôi có chút phân vân vì nó nằm ngay trên đỉnh đồi xung quanh lại dốc đứng nên thật khó tin rằng dòng nước đầy ắp kia là nước từ lòng đất chảy ra...Cứ như là 1 hồ nước mà người ta cứ vơi đi thì lại đổ cho thật đầy

Nhưng thôi cứ tạm tin lời của những giáo dân mà tôi hỏi hôm đó vậy.
...Đó là dòng sữa của Đức Mẹ...
Kinh thành xưa giờ không còn lại gì ngoài thực địa ngoài 1 vài hiện vật đã được chuyển về Bảo tàng Chàm Đà Nẵng
Còn chăng là vài hình bóng về kinh đô cổ của Vương Quốc ChămPa qua những dấu tích dưới chân móng thành cổ...
Ôi Kinh thành Sư tử Simhapura...
Trước khi viết về cung đường DT609 lên Ql14D rồi lên cửa khẩu Đắc Ốc tôi đưa lên vài hình ảnh về người dân xứ Quảng:
Miền Trung là cái nôi hứng chịu thiên tai lũ lụt,xứ Quảng là 1 trong những tỉnh bị nặng nhất.Năm nay tuy lũ không tàn phá nặng nề như năm trước nhưng cũng không thiếu cảnh lũ lụt

Những ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa muôn trùng vây của nước lũ...

Một quán cà phê nhỏ:

Trông cảnh này thấy giống miền Tây mùa nước nổi

Miền Trung là cái nôi hứng chịu thiên tai lũ lụt,xứ Quảng là 1 trong những tỉnh bị nặng nhất.Năm nay tuy lũ không tàn phá nặng nề như năm trước nhưng cũng không thiếu cảnh lũ lụt
Những ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa muôn trùng vây của nước lũ...
Một quán cà phê nhỏ:
Quán năm xưa đôi ta bên nhau hẹn hò...giờ mỗi riêng tôi bơ vơ cùng con nước lớn...

Trông cảnh này thấy giống miền Tây mùa nước nổi

Mưu sinh mùa nước lũ

Mặc cho dòng nước lũ cuồn cuộn đổ về xuôi

Cuộc đời vẫn đẹp sao...

Những em nhỏ ở xứ Quảng được tập dần để sống chung với lũ...
Mặc cho dòng nước lũ cuồn cuộn đổ về xuôi
Cuộc đời vẫn đẹp sao...
Những em nhỏ ở xứ Quảng được tập dần để sống chung với lũ...
Ta lại lên đường thôi...
Cung này xuất phát từ Ql1A theo đường 609 rồi qua 40km đường đất đỏ lên gặp đường HCM tại A sờ
Tiện thể làm nốt cái QL14D,mon men lên cửa khẩu Đắc Ốc thăm người anh em Lào...
Tháp Bằng An
Đây là Tháp duy nhất có mặt bằng hình bát giác - một kiến trúc độc đáo - hoàn toàn không giống bất cứ ngôi tháp nào còn tồn tại đến ngày nay....
Người xưa đâu...
Mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu...
Tháp này nằm trong những điểm đến của các công ty du lịch nên thỉnh thoảng vài chiếc Ôto đỗ xịch lại ,du khách ùa vào ngó ngó ,chụp chụp rồi lại vội vã lên xe.Du khách đi bằng xe máy rất hiếm,chỉ đôi lần tôi bắt gặp mấy khách Tây .Mấy năm trước có 1 lần dân địa phương lại đổ xô đến tháp, 1 đồn 10 rồi 10 đồn 100,tôi cũng tò mò chạy lên xem thử hoá ra là có 1 người lên đồng đang tìm cách trèo lên thân tháp,nghe bảo trèo lên tới tận đỉnh cơ.Dân tình họ bảo là do ma Hời nhập,cũng vui đáo để...
Bên trong thân tháp toàn là chân nhang,1 mình lọ mọ vào tháp đúng vào giữa trưa,thấy cảnh vắng lặng,nhan khói nghi ngút lại lan man về câu chuyện ma Hời năm xưa tự dưng tôi nghe lành lạnh với 1 cảm giác khó tả...1 cảm giác rất Phượt
Quầy trực bảo vệ cũng lẻ loi như thân tháp...
Từ tháp Bằng An chạy lên dăm km nếu rẽ phải ta sẽ đến di tích lịch sử đồi Bồ Bồ.Nói chung bây giờ ở đó ngoài vài khu du lịch đang xây dựng cầm chừng,1 cái tượng đài bị lũ mục đồng viết vẽ nham nhở thì cảnh đẹp nhất là 1 rừng thông Caribe xanh mát.
Tượng đài chiến thắng
Ở đây có 1 truyền thuyết thú vị mà các cụ già hay kể với tôi là vào thời chiến tranh nếu dân thường và trẻ em rủi ro bị tên bay đạn lạc thì sẽ được những người lính Mỹ trú đồn Cẩm Văn bịt mắt rồi chở vào 1 bệnh viện bí mật .Theo lời các cụ theo tính toán quãng thời gian di chuyển và kiến trúc bên trong thì bệnh viện đó chỉ có thể nằm dưới đồi Bồ Bồ.
Rồi sau giải phóng bộ đội công binh có về tìm kiếm 1 thời gian nhưng không có kết quả ,nên giờ chuyện xưa trở thành truyền thuyết dù hàng ngày những người mưu sinh bằng nghề rà phế liệu vẫn quần quật dưới dăm ba mét sâu của ngọn đồi mà vẫn không thấy gì...
Rừng thông ...
Theo đường 609 tiếp tục lên hướng Tây sẽ đi ngang qua tượng đài chiến thắng Thường Đức,với cao điểm 1062 ,một chiến trường khốc liệt, đẫm máu ...
Rồi lại đến cầu phao Hội Khách 1 cây cầu dã chiến huyết mạch 1 thời giờ không còn dấu vết gì kể từ khi có cây cầu mới...

Theo con đường này chỉ khoảng vài chục km nữa là đến thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang,đường rất đẹp.Nhưng ta sẽ chọn con đường gian nan hơn nhiều là sẽ chui xuống gầm cầu mà đi..
Sông Vu Gia đoạn chảy qua cầu, rất nhỏ bé và hiền hoà vào mùa khô

Con đường chưa có tên trên bản đồ đoạn đầu đi giữa rừng cây rất đẹp...

Nhưng đàng sau cái đẹp bao giờ cũng là nơi cạm bẫy bắt đầu...
Rồi lại đến cầu phao Hội Khách 1 cây cầu dã chiến huyết mạch 1 thời giờ không còn dấu vết gì kể từ khi có cây cầu mới...
Cầu Hà Nha mới nằm trên Ql14B nối từ đường HCM ra đến cảng Tiên Sa
Theo con đường này chỉ khoảng vài chục km nữa là đến thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang,đường rất đẹp.Nhưng ta sẽ chọn con đường gian nan hơn nhiều là sẽ chui xuống gầm cầu mà đi..

Sông Vu Gia đoạn chảy qua cầu, rất nhỏ bé và hiền hoà vào mùa khô
Con đường chưa có tên trên bản đồ đoạn đầu đi giữa rừng cây rất đẹp...
Nhưng đàng sau cái đẹp bao giờ cũng là nơi cạm bẫy bắt đầu...

Con đường ngày càng lầy lội,có lúc phải bì bõm lội suối ,lại có lúc bò lê bò toài ra mà đẩy xe,nhưng càng gian nan càng thấy sung sướng
Khoảng mươi năm trước ở xứ Quảng muốn tìm 1 con đường dễ đi ở miền núi thật là khó .Nhưng giờ ngược lại những cung đường khó như thế này ngày càng hiếm gặp

Gặp những con dốc như thế này những người có tay lái yếu chỉ có cách dắt bộ là an toàn nhất
.Tôi 1 mình vừa đánh vật với con xe vừa lăm lăm chụp hình nên cảnh lên bờ xuống ruộng không phải là ít...

Vừa thấy con đường đất đỏ chuyển sang đường đá sỏi,kẻ độc hành chưa kịp vui mừng thì bỗng đâu 1 con suối to vật vã chắn ngang đường,nước chảy cuồn cuộn dù cơn mưa cuối cùng cách đây cũng đã dăm hôm...
1 người khách qua đường lội xuống thăm dò thử...

Làm sao qua bên kia đây ta???
Có lẽ phương pháp hay nhất là chờ đợi thôi...Những hoàn cảnh như thế này mới thấy có bạn đồng hành quí giá biết dường nào,nhất là những bạn đồng hành khoẻ mạnh...

Tiếc là ở xứ Quảng những kẻ đam mê phiêu lưu mạo hiểm ,hay muốn chinh phục những cung đường gian nan thật hiếm gặp...Hay là tôi không có duyên gặp chăng???

Khoảng mươi năm trước ở xứ Quảng muốn tìm 1 con đường dễ đi ở miền núi thật là khó .Nhưng giờ ngược lại những cung đường khó như thế này ngày càng hiếm gặp
Gặp những con dốc như thế này những người có tay lái yếu chỉ có cách dắt bộ là an toàn nhất

Vừa thấy con đường đất đỏ chuyển sang đường đá sỏi,kẻ độc hành chưa kịp vui mừng thì bỗng đâu 1 con suối to vật vã chắn ngang đường,nước chảy cuồn cuộn dù cơn mưa cuối cùng cách đây cũng đã dăm hôm...
1 người khách qua đường lội xuống thăm dò thử...
Làm sao qua bên kia đây ta???
Có lẽ phương pháp hay nhất là chờ đợi thôi...Những hoàn cảnh như thế này mới thấy có bạn đồng hành quí giá biết dường nào,nhất là những bạn đồng hành khoẻ mạnh...
Tiếc là ở xứ Quảng những kẻ đam mê phiêu lưu mạo hiểm ,hay muốn chinh phục những cung đường gian nan thật hiếm gặp...Hay là tôi không có duyên gặp chăng???
Trên cung đường này có 1 địa danh cũng rất có tiếng ,nhưng lại là về phía mặt trái của xã hội,tôi phân vân không biết đưa vào đây có phản cảm lắm không???
Thôi thì cứ viết vài dòng vậy.Âu cũng là cuộc sống muôn màu,cũng như đường phượt luôn vạn nẻo...
Đằng sau những hàng cây rợp bóng mát này là nơi làm lại cuộc đời của những con người cơ nhỡ,mong tìm 1 nẻo về hướng thiện...Trại giam An Điềm
Lại tiếp tục theo con đường không tên dù đã có cọc và cả số km đường...Không biết là các bác nhà ta quên đặt tên hay chưa tìm ra tên

Dấu ấn của trận lũ khủng khiếp năm qua vẫn còn vương mãi nơi đây...
Những bản làng nhỏ bé đẹp đẽ kia giờ muốn sang sông thì phải luỵ đò...
Cuộc sống quê nhà còn nhiều khó khăn trắc trở,giao thông cũng là 1 trong những lí do đó
Tất cả nhu cầu thực phẩm của dân trên vùng này đều trông chờ vào những chuyến xe cửu vạn.
Cuộc mưu sinh của những bạn hàng buôn này gắn liền với con ngựa sắt và những chuyến hàng dài ngắn tuỳ theo tình trạng đường sá.
Cứ mỗi lần mưa tắc đường là phải nằm chờ chí ít cũng dăm ba tiếng...
đoạn đường chỉ hơn vài chục km mà hết dốc này đến ngầm khác cái nào cũng to vật vã
Dò sông dò bể thì dò...
Đôi lúc chán cuộc sống bon chen nơi phố phường,ta lại xốc ba lô con cóc 1 mình 1 ngựa lên đường,gặp những cung đường thú vị như thế này thật chẵng bõ công.Nhưng chợt nghĩ lại ta đi qua chỉ để tìm vài cảm xúc ngắn ngủi,còn dân địa phương ngày nào cũng phải lặn lội thì sao???
0 nhận xét:
Đăng nhận xét